I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Câu chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mấy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi”. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trìu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1 Văn bản trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2 Dựa vào nội dung câu chuyện, xác định câu nào mắc lỗi logic trong 3 câu sau:

a.Vì chẳng nhận được nước và ánh sáng nên hạt lúa thứ nhất bị héo khô. 

b.Vì tan nát trong đất nên hạt lúa thứ hai đã mang đến cho đời những hạt lúa mới.

c.Vì chất dinh dưỡng chăng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. 

Câu 3 Hai hạt lúa khiến người đọc liên tưởng đến hai lối sống nào của con người?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa của câu văn: Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. 

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Cả hai đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn và thông điệp nhà Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến bạn đọc có khác nhau. Anh Chị hãy làm sáng tỏ điều đó.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Văn bản này chủ yếu sử dụng phương thức tự sự.

Câu 2 Câu bị mắc lỗi, sai về logic; có thể viết lại là: Mặc dù tan nát trong đất nhưng hạt lúa thứ hai đã mang đến cho đời những hạt lúa mới.

Câu 3 Nêu được những liên tưởng về hai loại người có cách sống đối lập nhau; trong đó hạt lúa thứ nhất gợi liên tưởng đến lối sống ích kỉ, an phận, không phấn đấu, không chịu gian khổ,… hạt lúa thứ hai gợi liên tưởng đến lối sống trách nhiệm, cống hiến,…

II. LÀM VĂN

Câu 1 HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp,…; sử dụng một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ,… có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để nêu lên ý nghĩa của câu văn. Có thể phát biểu bằng nhiều cách, nhưng ý chính là ngợi ca: chấp nhận mất mát, hi sinh (hạt lúa nát tan trong đất) để đem lại hạnh phúc, sự hồi sinh cho cuộc sống (mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt). Liên hệ đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả tốt đẹp. Có thể so sánh với hạt lúa thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của sự hi sinh. Từ đó phát biểu ý kiến của mình, tán thành hay phản đối, giải thích lí do.

Câu 2 Đây là câu nghị luận văn học nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật và năng lực viết, diễn đạt những điều HS hiểu về hai hình tượng văn học. Tuy nhiên, yêu cầu chính không nhằm kiểm tra kiến thức về hai nhân vật (Mị và người phụ nữ hàng chài) mà là thông qua họ để thấy được những điểm khác biệt trong cách nhìn và thông điệp của hai nhà văn.

Hai tác phẩm đã học, quen thuộc nhưng vấn đề cần làm sáng tỏ không dễ trừ việc giới thiệu qua nỗi khốn khổ của Mị và người đàn bà hàng chài. Cái khó ở đây là việc HS cần hiểu chính xác các khái niệm cách nhìn và thông điệp của nhà văn. Từ đó, đối chiếu vào tác phẩm để chỉ ra sự khác biệt trên hai phương tiện ấy.

Có thể nêu một số ý chính sau:

– Giới thiệu qua nỗi khốn khổ của hai người phụ nữ trong hai tác phẩm. Chỉ ra cách nhìn của nhà văn trước một hiện tượng đời sống. Cụ thể là trước nỗi khốn khổ của người phụ nữ, hai nhà văn nhìn nhận thế nào? Nỗi khổ ấy có gì giống và khác nhau? Nguyên nhân của nỗi khổ ấy?

+ Đọc Vợ chồng A Phủ, ai cũng thấy Mị khô, sống mà như chết. Nỗi khổ ấy là do ách áp bức nặng nề, dai dẳng của thế lực phong kiến và thần quyền ở miền núi. Mị thoát nỗi khổ bằng ý chí, nghị lực và sức sống tiềm tàng trong có, bằng cách chạy theo A Phủ đến khu du lịch Phiềng Sa. Kết thúc là hình ảnh cuộc đời tự do, hạnh phúc của đôi trai gái.

+ Người đàn bà hàng chài khổ vì chính người chồng của mình, vì hoàn cảnh gia đình đông con, vất vả, thiếu thốn triền miên,… Mặc dù sống với người chồng vũ phu như thế nhưng chị vẫn xin không li dị với người chồng vũ phu, nghĩa là cam chịu cảnh khốn khổ, chịu đòn từ người chồng; chấp nhận cuộc sống như thế để đổi lại một điều khác. Kết thúc tác phẩm, hành động của người phụ nữ này đã giúp nhân chứng của sự việc hiểu ra, “vỡ ra những nhận thức mới về cuộc sống.

Thông điệp của nhà văn là ý nghĩa của hình tượng mà người việt muốn gửi gắm trong đó, đó cũng là tư tưởng của nhà văn trước hiện thực mà ông mô tả.

+ Qua câu chuyện của Mị, thông điệp Tô Hoài muốn gửi gắm có thể hiểu là: Cuộc sống của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám là vô cùng cực khô; chi có thể giải phóng nỗi khổ đó khi chính người phụ nữ dám vùng dậy và đi theo cách mạng.

+ Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu, có thể rút ra nhiều thông điệp, ý nghĩa khác nhau.

  • Có tuyên ngôn của nghệ sĩ: nghệ thuật cần gắn liền với hiện thực, phải dùng cam nhìn thẳng vào hiện thực; người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc sống bằng con mắt đơn giản, hình thức bề ngoài, phải có bản lĩnh và trung thực,…
  • Có quan niệm sống: cuộc sống đầy những nghịch lí, bi kịch mà đôi khi con người phải chấp nhận; chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết và có quyết định phù hợp; tâm hồn, tình cảm và ý chí của người phụ nữ, dù chỉ là người bình thường cũng là một bí ẩn, một thế giới kì lạ, sâu thăm không dễ gì hiểu hết,…

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 11
5 (100%) 1 vote