I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

(Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, dẫn theo http://www.vnexpress.net, ngày 26 – 8 – 2011)

Câu 1 Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ. 

Câu 2 Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.”

Câu 3 Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. “?

Câu 4 Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN ( (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa hai hình tượng này.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 HS nêu được 05 trong số các cụm từ: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cố gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ”…

Câu 2 HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau:

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.

Câu 3 Tham khảo cách trả lời sau:

Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4 HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

– Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm; 

– Phải yêu quý những công việc mình làm;

 – Không được bỏ cuộc khi thất bại; 

– Hãy kiên trì và liên tục cố gắng

II. LÀM VĂN 

Câu 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận, khoảng 200 chữ (theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp,…); xác định đúng vấn đề cần nghị luận (cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời); thể hiện quan điểm về vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích ý kiến, nêu cảm nhận hoặc bình luận về ý kiến (thể hiện sự đồng tình phản đối/ vừa đồng tình, vừa phản đối,…); lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Chẳng hạn, nếu bình luận về ý kiến, có thể theo các hướng sau:

– Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt vời).

– Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó; ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.

– Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

Câu 2 Viết bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, có sáng tạo trong diễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; đam bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Có thể trình bày theo định hướng sau: 

a) Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,.. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

– Tây Tiến là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng và bị tráng, vừa mang nét đẹp hào hoa và lãng mạn.

b) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trên hai phương diện chủ yếu sau:

Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng và bị trang:

+ Người lính có ý chí, tư thế hiên ngang, vượt lên và coi thường những gian khổ, thiếu thốn, hi sinh: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời; Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm; …

+ Người lính trải qua những đau thương, mất mát nhưng không hề bị lụy: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên sáng mà bỏ quên đời; Rải rác biên cương mồ viễn tư/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành…

– Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn:

+ Người lính có tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và đằm thắm tình người: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi; Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi; Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa;…

+ Người lính mang trong mình những khát vọng đẹp về tình yêu và tuổi trẻ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ: Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ; Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm;…

c) Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

– Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:

+ Trước trận nghĩa đánh Tây”: cuộc đời lam lũ, vất vả, tui cực (Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ); hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó); căm thù giặc (ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ; Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.); có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước, tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu và quyết tâm chiến đấu (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi. chuyện này dốc ra tai bộ hô …)

+ Trong trận nghĩa đánh Tây”: có khí thế đạp đầu quân thù xốc tới, không quan ngại gian khổ, hi sinh, tự tin và đầy ý chí quyết tâm chiến thắng ngoài cất có một manh áo vai; trong ta cần một ngọn tầm vông: hoa mai đánh bằng Fan con cui: gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phan; đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không có cửa xông vào, liều mình như chẳng có kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho nhà tà ma ní hồn kinh,…); hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành (một chắc sa trường bằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thấy: tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ; …).

+ Nhận xét: Người nông dân nghĩa sĩ xuất hiện trong khung canh bão táp của thời đại, được tái hiện qua sự hồi tưởng và niềm tiếc thương vô hạn của tác giả. Lần đầu tiên hình tượng người nông dân mặc áo lính xuất hiện trong văn học với tất cả sự trân trọng, cảm phục; qua đó lột tả được khí phách kiên trung, lòng anh dũng, quả cảm của họ trước kẻ thù.

– Điểm giống và khác nhau giữa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Giống nhau:

  • Là những “bức tượng đài” về người lính trong các cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Mang trong mình lòng yêu nước tinh thần dũng cảm xả thân: vượt mọi gian khổ, khó khăn, hi sinh vì lí tưởng lớn lao: bảo vệ Tổ quốc.

+ Khác nhau:

  • Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai ra đi từ “đô thành khói lửa”; người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của những người nông dân Nam Bộ. 
  • Khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến, Quang Dũng chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn; với hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều chủ yếu sử dụng bút pháp hiện thực.

– Đánh giá:

+ Mặc dù hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, với những cách thức thể hiện khác nhau (do đặc điểm của thể loại và phong cách tác giả quy định) nhưng đều đã khắc hoạ được những hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh.

+ Khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, Quang Dũng có sự kế thừa những thành tựu của các tác giả thời kì trước, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu, nhưng cũng có những sáng tạo riêng về tư tưởng và nghệ thuật.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 1
Đánh giá bài viết