I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thì mới thực sự cáng đáng được công việc. Trái lại, những người tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với 11g thì cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một dự Quả thực, dự án xuyến biển Mai che được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kĩ sư dân dụng Mĩ gọi đó là một trong bảy kì quan thế giới hiện đại.

(Trích Dám nghĩ lớn, David J. Schwartz, Ph.D, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2 Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây đựng đường hầm xuyên biển Manche? 

Câu 3 Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích. 

Câu 4 Anh Chị có đồng tình với ý kiến: Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy vict 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống. 

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Nai giăng thành lũy sắt dài 

Rừng che bộ đội, rừng vật quân thủ

Mênh mông bốn mặt sương mù 

Đất trời tat ca chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không? 

Ta về ta nhớ Phi Thông, đèo Giang

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà…

Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dài 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền 

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê 

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12. tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.112-113)

Đáp án đề thi THPT quốc gia năm 2020 (đợt 2)

a) Phần Đọc hiểu 

Câu 1 (0,5 điểm).

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 

Câu 2 (0,75 điểm).

Điều e ngại khi xây dựng đường hầm xuyên biển Manche: đó là một đại dự án viển vông. Câu 3 (0,75 điểm).

Điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche: niềm tin vào khả năng con người có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thi. Câu 4 (1,0 điểm).

– Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình không đồng tình đồng tình một phần.

 – Lí giải hợp lí, thuyết phục.

b) Phần Làm văn

Câu 1 (2 điểm).

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm): Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

Có thể theo hướng: Niềm tin vào cuộc sống giúp con người sống tích cực, lạc quan, có sức mạnh vượt lên khó khăn, vươn tới thành công; góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

d. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm) 

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo (0,25 điểm)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 (5 điểm).

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm)

Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (3 điểm)

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và đoạn trích 

* Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong đoạn trích

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được thể hiện qua những bức tranh rộng lớn, kì vĩ với những hoạt động sôi nổi, tấp nập.

+ Núi rừng hùng vĩ, hiểm trở cùng với con người tạo thành sức mạnh ngăn chặn, vây hãm quân thù, góp phần tạo nên những thắng lợi quan trọng: núi giăng thành lũy sắt dày, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù,…

+ Toàn quân, toàn dân ra trận với lực lượng hùng hậu, khí thế mạnh mẽ, làm nên những chiến thắng vang dội: quân đi điệp điệp trùng trùng, dân công đỏ đuốc từng đoàn, đèn pha bật sáng…

– Nghệ thuật thể hiện: nhịp thơ dồn dập; giọng điệu hào hùng, hình ảnh kì vĩ; phép liệt kê, trùng điệp, so sánh, phóng đại,…

* Đánh giá (0,5 điểm)

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng; ngợi ca sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện; khẳng định vai trò trung tâm của Việt Bắc trong kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc góp phần thể hiện khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; chất trữ tình chính trị và tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

d. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)

 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 

e. Sáng tạo (0,5 điểm) 

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thi THPT quốc gia năm 2020 (đợt 2)
Đánh giá bài viết