I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này”. Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đau nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ, chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiên tại, không cao tưởng, không phân tâm.

Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiếu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy… Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiên túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định.

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, lươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.

(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường. Inamori Kazuo, NXB Lao động, 2020, tr. 103 – 104)

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2 Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực sinh

trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi?

 Câu 3 Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích. 

Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với nhận định của tác gia Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

 Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

Em ơi em

 Hãy nhìn rất xa

 Vào bốn nghìn năm Đất Nước 

Năm tháng nào cùng người người lớp lớp 

Con gái, con trai băng tuổi chúng ta 

Cần cù làm lụng 

Khi có giặc người con trai va trận 

Người con gái trở về nuôi cái cùng con 

Ngài giặc đến nhà thì đàn bà cùng đánh

 Nhiều người đã trở thành anh hùng 

Nhiều anh hùng ca anh và em đều nhớ 

Nhưng em biết không 

Có biết bao người con gái, con trai 

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi 

Họ đã sống và chết 

Gian dị và bình tân 

Không ai nhớ mặt đặt tên 

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước 

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xa, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xanh thì chống ngoại xâm

Có nội thì thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

(Trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12. tập một. NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.121)

Đáp án đề thi THPT quốc gia năm 2020 (đợt 1)

a) Phần Đọc hiểu 

Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 

Câu 2 (0,75 điểm).

Sự sinh trường của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực giữa mùa hè ngắn ngủi: đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình. 

Câu 3 (0,75 điểm).

Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực và ở vùng sa mạc Sahara: sống trong điều kiện khắc nghiệt, tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trưởng trong khoảng thời gian ngắn. 

Câu 4 (1,0 điểm).

– Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình không đồng tình đồng tình một phần.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

b) Phần Làm văn 

Câu 1 (2 điểm)

a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Sự cần thiết phải trả trong cuộc sống mỗi ngày.

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm): Thí sinh có thể lựa: chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

 Có thể theo hướng: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống, tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân, từ đó tạo ra các giá trị, chuẩn bị cho tương lai, đóng góp cho cộng đồng.

d. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 

e. Sáng tạo (0,25 điểm)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đại mới mẻ.

Câu 2 (5 điểm).

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm)

Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (3 điểm)

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích

* Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điều thể hiện trong đoạn trích:

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua sự khẳng định vai trò của nhân dân – những người bình dị, vô danh đối với đất nước:

+ Nhân dân xây dựng, bảo vệ và làm ra lịch sử đất nước: cần cù làm lụng, ra trận, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,..

+ Nhân dân sáng tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá vật chất, tinh thần của dân tộc: giữ và truyền hạt lúa, chuyền tra, truyền giọng điệu….

+ Nhân dân là chủ nhân của đất nước: Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thi THPT quốc gia năm 2020 (đợt 1)
Đánh giá bài viết