BÀI LÀM

Hiện nay, vấn đề “truyền thống dân tộc” ở nhiều mặt trong lối sống của giới trẻ đã ít nhiều bị phai nhạt. Vì bây giới trẻ đã có một lối sống mới, hiện đại hơn, đậm chất “Tây” hơn nên ít nhiều các yếu tố truyền thống đã bị mai một dần trong suy nghĩ của các phần tử giới trẻ. Thậm chí, các yếu tố truyền thống về lối sống, dù ít dù nhiều, đôi khi đã bị quên lãng bởi sự hời hợt đối với truyền thống dân tộc của giới trẻ hiện nay.

Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước ta dần hội nhập với thế giới, dần tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây qua các phương tiện truyền thông hiện đại nên dễ dàng “bắt chước” và “học hỏi” rất nhanh các yếu tố lối sống đến từ các nền văn hóa Tây phương này, vì họ coi đó là hiện đại, là sành điệu, “Tây hóa” mới là thể hiện đẳng cấp. Và các yếu tố truyền thống trong lối sống dân tộc đã dần bị lãng quên. (Thêm dẫn chứng. Ví dụ: Giới trẻ ăn mặc như thế nào bây giờ ?….)

Việt Nam vốn là một đất nước giàu truyền thống dân tộc trong cả lối sống, cách cư xử và đạo đức con người. Con người Việt Nam xưa và nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc trong lối sống của bản thân: Người nông dân cần cù chăm chỉ, tăng gia sản xuất, không ngừng sáng tạo trong nền nông nghiệp văn minh lúa nước – đó là truyền thống mà chỉ riêng người nông dân Việt Nam mới có được. Nhưng khi nước ta dần hội nhập với nền văn hóa của thế giới thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại, tân tiến thì đồng thời một bộ phận người dân Việt Nam đã hình thành suy nghĩ sai lệch về vấn đề “hội nhập”. “Hội nhập” đồng nghĩa với tiếp thu có chọn lọc các yếu tố đặc sắc của văn hóa nước ngoài, biết phát huy những điểm mạnh trong các môi trường đa văn hóa – đó mới là “hội nhập”. Còn tiếp thu một cách bắt chước, học hỏi một cách máy móc, để bản thân bị “hòa tan” trong nền văn hóa đó thì không được gọi là hội nhập.

Thông qua những cách biểu hiện lối sống “hội nhập Tây phương” và hời hợt với “truyền thống dân tộc” của giới trẻ hiện thời, nó phần nào thể hiện cách nhìn cuộc sống một cách hời hợt, vô trách nhiệm, thể hiện suy nghĩ ích kỉ chỉ sống vì bản thân, suy nghĩ vì bản thân chứ không quan tâm đến gia đình, xã hội… và đôi khi khi phải nhận lấy . hậu quả thì họ lại cho rằng mình chỉ là nạn nhân.

Tất cả những biểu hiện quan sát và nhận xét trên chỉ tóm gọn lại một vấn đề duy nhất: Việc giới trẻ hiện nay học hỏi, đua đòi theo truyền thống văn hóa Tây phương – lãng quên dần, mai mọt dần truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm, một suy nghĩ, một lối sống sai lệch, biểu hiện sự ích kỉ, tư lợi và thiếu suy nghĩ. Nhưng vấn đề, hiện tượng đó lại chẳng phải là lỗi do giới trẻ hoàn toàn – mà một phần là do cha mẹ – những đấng sinh thành trong thời kì hiện đa mải mê kinh doanh, làm giàu mà quên đi việc giáo dục chăm sóc con cái dẫn đến hậu quả mang tính văn hóa của cả dân tộc.

Tuy rằng “ai làm thì người nấy chịu”, “gieo nhân nào gặt quả đó” nhưng tất cả chúng ta cũng không nên đứng ngoài cuộc mà hãy tiến đến một suy nghĩ, một việc làm thiết thực hơn để thức tỉnh giới trẻ hiện nay, thay đổi được cái nhìn và suy nghĩ của họ về việc tiếp thu yếu tố trong môi trường hội nhập đa văn hóa ngày nay. Để họ thấy được rằng lối sống “Tây phương” buông thả sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, nghiêm trọng mà có khi là uổng phí cả cuộc đời vì dù thế nào đi chăng nữa, giới trẻ vẫn là những thế hệ góp công xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước có đi lên được hay không một phần là nhờ công sức học tập và sự sáng tạo của họ. Giới trẻ là một phần,là niềm tin của đất nước hôm nay cho đến mai sau. Và lối sống của họ cũng là một phần của truyền thống đất nước. Hãy cảnh tỉnh họ trước khi quá muộn.

Giaibai5s.com

Đề: Tác động của truyền thống đến giới trẻ hiện nay
Đánh giá bài viết