DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hạ Tri Chương.

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2. Giải quyết vấn đề:

Thông thường trong văn chương, tình cảm quê hương thường được thể hiện qua nỗi sâu xa xứ, nhưng ở bài thơ này, tình quê lại được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân về tới quê nhà.

– Tình cảm yêu quê hương thể hiện ngay từ nhan đề bài thơ Ngẫu nhiên biết nhân buổi về quê. Đọc nhan đề ta có thể thấy việc nhà thơ viết bài thơ này có tính ngâu nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ là vì duyên cớ ngâu nhiên thì bài thơ không thể làm rung động lòng người đọc đến như vậy Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên là một nhân tố có tính tất yếu, đó là tình cản quê hương sâu nặng thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng cần! và có thể thổ lộ.

– Tình yêu quê hương được thể hiện một cách xúc động trong bài thơ qua việc sử dụng các ngôn từ và thủ pháp nghệ thuật điêu luyện:

. + Nghệ thuật đối trong hai câu thơ đầu đã khái quát được ngắn gọn quãng thời gian làm quan xa quê, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác, mái tóc, từ đó làm nổi bật hai điều: tiếng nói quê hương không bao giờ thay đổi, tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương không bao giờ thay đổi.

+ Hai câu cuối, tác giả đã dùng hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi. Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón, trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà bị xem như khách. Tình huống độc đáo ấy tạo nên giọng điệu bị hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh.

3. Kết thúc vấn đề:

Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh, ngậm ngùi tình yêu quê hương của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

BÀI LÀM

Có lẽ tình yêu quê hương đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong mọi thời kì. Nếu như Lí Bạch để nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng làm cảm hứng xuyên suốt bài “Tĩnh dạ tứ” thì cảm hứng chủ đạo của bài “Hồi hương ngẫu thư” lại là. tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày,… trong khoảng khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ :

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mãn mao tôi

Nhi đồng tương khiến bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lại ?

 Làm quan trên 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông, từ lúc trai trẻ đến năm 86 tuổi mới các quan, nghỉ hưu, Hạ Tri Chương không thể không bồi hồi, xúc động khi được trở lại quê hương. Bài thơ có hai chữ “ngẫu như không có nghĩa đây là sự tình cờ bộc lộ một cách tự nhiên mà bắt nguồn từ một nỗi niềm day dứt, một tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực bất cứ lúc nào cũng có thể bật ra thành tiếng nói thiết tha, chân thành nhất. Lời thơ cứ tự nhiên kể theo sự việc đã xảy ra, nhưng trong nội dung thì cảm xúc thật là sâu sắc và xúc động. Trong hai câu đầu, tác giả vừa kể, vừa tả về bản thân mình :

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mãn mao tôi

(Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Có thể nói tác giả đã sử dụng thật khéo léo các biện pháp tu từ khiến cho hai câu thơ thật dạt dào những cảm xúc. Phép đối giữa các vế trong câu thật chỉnh, qua đó ta thấy được sự tuân thủ chính xác các niêm luật thơ Đường của tác giả: thiếu >< lão, tiểu >< đại, li gia >< hồi. Hình ảnh người thanh niên trẻ ngày nào ra đi để lập nên công danh, sự . nghiệp giờ đây, khi trở về lại là hình ảnh của một cụ già 86 tuổi “sương. pha mái đầu”. Vậy mà “giọng quê vẫn thế” cho dù “tóc đà khác bao”. Hai câu thơ thật ngắn gọn nhưng với những hình ảnh đối nhau như thế. đã phần nào khái quát được quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác của nhà thơ, đồng thời bước đầu đã hé lộ tình cảm nhớ quê của tác giả. Qua hai câu thơ ta như càng hiểu được sâu sắc hơn về con người tác giả: dù có xa quê trong một thời gian dài, phấn đấu sự nghiệp công danh trong chốn kinh thành náo nhiệt, đông đúc, nhưng trong ông vẫn luôn hướng về quê hương thân yêu, điều đó có lẽ được thể : hiện rõ nhất qua chi tiết Chương âm vô cải”, giọng nói quê hương đất mẹ vẫn luôn thường trực trong ông. Người ta vẫn hay nói nhập gia tuỳ tục nhưng cũng chỉ là một phần nào đó để có thể thích nghi được với cuộc sống, chứ không phải là thay đổi hoàn toàn cái gốc gác của quê hương. Nước chảy đá mòn, thời gian qua đi thì mái tóc hay vóc dáng con người sẽ thay đổi, nhưng duy có tình cảm dành cho quê hương thì sẽ không bao giờ thay đổi. Bằng chi tiết này, hai câu thơ đầu không chỉ là kể, tả sự việc, mà còn bộc lộ được tình cảm quê hương bền chặt của tác giả.

Nhi đồng tương khiến bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai.

(Trẻ con gặp lại không chào

Tưởng rằng khách ở chốn nào lại chơi) .

Tình cảm mà tác giả dành cho quê hương thật là sâu nặng, vậy mà khi trở về làng quê thì mọi việc lại khiến ông vô cùng ngỡ ngàng. Thời gian qua đi thì làng quê cũng thay đổi, bạn bè cùng trang lứa khi đó của ông có người đã mất hay có còn thì cũng đã cao tuổi lắm rồi. Trẻ con gặp lạ không chào- đó chính là cái xót xa của tác giả khi đặt chân về quê cũ. Trong tiềm thức của những đứa trẻ ấy ông chỉ như một người khách lạ từ vùng miền xa xôi nào đó ghé qua chơi. Dường như ông trở lại quê nhưng con người ở quê đã chẳng còn nhận ra ông nữa. Điều đó càng giúp ta nhận thấy sự thay đổi của xã hội Trung Hoa ngày đó, câu nói thời thế – thế thời quả thật không sai chút nào, sự thay đổi của xã hội khiến cho con người ta cũng phải thay đổi theo để tìm được một cái gì đó yên ổn trong cuộc sống của mình,

Bài thơ chỉ có bốn câu, nhưng giọng điệu khá đa dạng và có sự biến đổi từ hai câu đầu sang hai câu cuối. Sự đa dạng của giọng thơ còn chỗ có sự phân biệt giữa giọng bên ngoài của lời thơ và giọng hàm ẩn bên trong; ở hai câu đầu, bề ngoài là sự bình thản, có vẻ khách quan kế về mình, nhưng bên trong là giọng trầm lắng, ngẫm ngợi về hoàn cảnh của mình, đồng thời có cả sự bộc lộ kín đáo tình cảm tha thiết, sâu sắc với quê hương. Còn ở hai câu sau, bên ngoài là giọng kể có vẻ hóm hỉnh, . đùa vui hồn nhiên (lời đám trẻ con hỏi khách từ đâu tới), nhưng bên trong lại là giọng xót xa, bùi ngùi trước những những đổi thay của quê hương và của chính tác giả. Tiếng cười ở đây là tiếng cười có vị chua xót. Như vậy, tuy giọng điệu có biến đổi từ hai thợ đầu sang hai câu thơ cuối, nhưng vẫn rất thống nhất, đó là sự thống nhất của cùng một tâm trạng và cùng ruột cách thể hiện gián tiếp.

Bốn câu thơ đã khép lại nhưng nó vẫn để lại trong lòng người đọc ” những dư ba về tấm lòng yêu quê hương sâu sắc của tác giả Hạ Trị Chương, và đằng sau tấm lòng yêu quê hương ấy là cả một nỗi niềm xót xa, ngậm ngùi.

Giaibai5s.com

Đề số 8: Phân tích bài “Hồi hướng ngẫu thư của Hạ Vi Chương – Văn mẫu lớp 7
Đánh giá bài viết