DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Những bài thơ của Hồ Chí Minh thường hướng sáng.

– Rằm tháng giêng là bài thơ tràn đầy ánh sáng của trăng, ánh sáng của niềm vui – ánh sáng không cần miêu tả bằng từ sáng mà rực rỡ, lung linh.

2. Giải quyết vấn đề:

– Tìm hiểu nhận định:

+ Bài thơ không sử dụng từ sáng hay từ quang.

+ Bài thơ tỏa ra ánh sáng.

– Chứng minh:

+ Hai câu thơ đầu:

“nguyệt chính viên” – “lồng lộng trăng soi”: Hình ảnh vầng trăng chính rằm tròn viên mãn được dịch cụ thể thành ánh trăng bát ngát trong không gian. Cả câu thơ ở bản chữ Hán và bản dịch của Xuân Thủy đều gợi cho người đọc cảm giác về một không gian thấm đẫm ánh sáng của trăng.

Ánh sáng ấy làm nổi rõ hơn sức xuân được phản chiếu trên sông, trên nước, trên bầu trời: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” – từ xuân được lặp đi lặp lại như đã mở rộng không gian ra vô tận và không gian ấy sáng bừng ánh vàng của trắng, của sắc xuân.

+ Hai câu thơ sau:

Ở câu thơ thứ ba người ta thấy ánh sáng dường như bị nhòe đi bởi khói sóng nhưng lại sáng lên bởi con người: “đàm quân sự”. Nhuệ khí và tinh thần của những người chiến sĩ đã cùng ánh trăng soi sáng đêm xuân..

Có lẽ vì thế mà ở câu cuối, ánh sáng bỗng ngập tràn: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trắng ngân đầy thuyền). Mãn ở đây là tràn đầy, viên mãn, đầy sức sống. Trong bản dịch Xuân Thủy đã sáng tạo câu chữ để vẽ ra hình ảnh trăng hóa nhạc. Không gian sáng bừng lên ấy được cảm nhận bằng cả màu sắc và thanh âm.

3. Kết thúc vấn đề:

– Có thể thấy rằng bài thơ tuy không có bất cứ từ sáng nào nhưng lại tràn đầy ánh sáng: ánh sáng của trăng và ánh sáng của niềm vui, niềm tin yêu.

– Ánh sáng ấy chính là ánh sáng tinh thần tỏa ra từ tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: ánh sáng của tâm hồn yêu thiên nhiên và tâm hồn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

BÀI LÀM

Mạch thơ Hồ Chí Minh luôn khỏe khoắn và hướng sáng. Trong thơ người, bóng tối luôn bị đẩy lui bởi ánh sáng của trăng, của bếp lửa, của tình người, của niềm vui,… “Bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh không có một từ sáng nào nhưng ta vẫn cảm thấy tràn ngập ánh sáng”. Ánh sáng được nhắc đến trong thi phẩm là ánh sáng của trăng mùa xuân, ánh sáng của niềm vui – những luồng ánh sáng không cần được viết lên bằng từ sáng mà vẫn có sức lan tỏa khôn tả.

Bài thơ có hai mươi tám chữ, trong đó ở cả bản chữ Hán và bản dịch, ta không bắt gặp một từ quang, minh hay từ sáng nào. Thế nhưng dường như ánh sáng vẫn tràn ngập cả bài thơ lan sang cả người đọc niềm hứng khởi. Phải nói rằng người đã viết ra nhận định “Bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh không có một từ sáng nào nhưng ta vẫn cảm thấy tràn ngập ánh sáng” là một người tinh tế và cảm nhận rất sâu sắc câu chữ của bài thơ này. Để đồng cảm với thi nhân, với người bình luận, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự diệu kì của ánh sáng trong bài thơ.

Ngay ở câu thơ đầu, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh mang ánh sáng đầy viên mãn “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” (Rằm xuân lồng lộng trăng soi). Hình ảnh vầng trăng chính rằm tròn viên mãn được . dịch cụ thể thành ánh trăng bát ngát trong không gian. Tuy bản dịch chưa lột tả hết được vẻ tròn đây của trăng nhưng cả câu thơ ở bản chữ Hán và bản dịch của Xuân Thủy đều gợi cho người đọc cảm giác về một không gian thấm đẫm ánh sáng của trăng. Và không cần đến từ quang, minh hay từ sáng nhưng ai cũng cảm nhận được ánh sáng căng tràn trên bầu trời đêm xuân ấy.

Ánh sáng lan tỏa bằng cách phản chiếu trên sông, trên nước. Sông nước như tấm gương soi thu vào đó cả trời ánh sáng vàng nhạt, dìu dịu, trong văn vắt. Cả không gian như chứa đầy ánh sáng, thứ ánh sáng đầy sức xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Từ xuân được lặp đi lặp lại như đã mở không gian rộng ra vô tận và không gian ấy sáng bừng ánh vàng của trăng, của sắc xuân.

Ở câu thơ thứ ba người ta thấy ánh sáng dường như bị nhòe đi bởi khói sóng nhưng lại sáng lên bởi con người. Đó là cảnh, giữa mịt mù khói sóng, sương mù đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc, Bác và đồng đội “đàm quân sự”. Ánh sáng của trăng lúc này có lẽ đã nhạt màu vì sương khói bảng lảng. Nhưng chính nhuệ khí và tinh thần của những người chiến sĩ đã cùng ánh trăng soi sáng đêm xuân. Lúc này nguồn sáng trong bài thơ tỏa ra chủ yếu không phải từ ánh sáng của thiên nhiên mà chính là từ ánh sáng của lòng người.

Có lẽ vì thế mà ở câu cuối, ánh sáng bỗng ngập tràn: “Dạ bán quy tai nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngần đây thuyên). Mãn ở đây là tràn đầy, viên mãn, đầy sức sống. Trong bản dịch Xuân Thủy đã sáng tạo câu chữ để vẽ ra hình ảnh trạng hóa nhạc. Không gian sáng bừng lên ấy được cảm nhận bằng cả màu sắc và thanh âm. Có người nói: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng. quân Hồ Chí Minh.”

Những nhận định trên đây có lẽ đã đủ để chúng ta thấy ánh sáng tràn trề trong tâm hồn Hồ Chí Minh – ánh sáng tỏa ra từ tình yêu thiên nhiên, từ niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống. Và ánh sáng ấy được cụ thể hóa trong từng câu, từng chữ của bài thơ tứ tuyệt Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Và khúc nhạc ánh sáng này sẽ còn ngân nga trong tâm hồn nhiều thế hệ mỗi dịp rằm tháng giêng về, khi ngày Thơ Việt Nam giục giã thi nhân cất bút thể hiện niềm rung động với đời.

Giaibai5s.com

Đề số 27: Có người nói rằng: bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh không có một từ sáng nào nhưng ta vẫn cảm thấy tràn ngập ánh sáng. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đánh giá bài viết