DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

HS có thể dẫn dắt theo nhiều cách để giới thiệu vấn đề.

2. Giải quyết vấn đề:

1. Giải thích: Tự học là khả năng con người tự tìm tòi, khám phá tri thức.

2. Khẳng định vai trò quan trọng

– Tự học là cách tạo ra tri thức bền vững, thực chất cho con người trên con đường học vấn.

– Tự học là con đường để khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn. mà tuổi học đường thì có giới hạn.

– Tự học còn là con đường thử thách, rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của con người trên con đường lập thân, lập nghiệp, giúp con người thực hiện được khát vọng cao đẹp về học vấn, vươn lên thành công trong cuộc sống mặc dù họ phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt, ngặt nghèo của đời sống cá nhân.

– Tự học chính là chiếc chìa khoá vàng để mở cánh cửa tri thức cho thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, hội nhập, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho thanh niên thế kỉ XXI.

3. Đánh giá và liên hệ :

– Tự học có vai trò quyết định nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc đào tạo một cách chính quy, có hệ thống ở nhà trường.

– Khi đã trưởng thành trong cuộc sống, con người vẫn cần tiếp tục tự học bởi tri thức học vấn là vô hạn. • – Không chỉ tự học để tiếp thu học vấn tri thức mà còn tự học đến trau dồi kinh nghiệm sống, để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

3. Kết thúc vấn đề:

– Tự học là phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao, là yếu tố quan trọng quyết định thành công của con người. .

– Là người học sinh, chúng ta phải phát huy khả năng tự học khi . còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu người học không biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo thì sẽ luôn bị động trong việc tiếp thu kiến thức, dẫn tới hiệu quả giáo dục không cao.

BÀI LÀM .

Học là sự nghiệp quan trọng nhất đối với con người. Thông qua học tập con người sẽ có thêm tri thức, có thêm hiểu biết về mọi vật tồn tại xung quanh mình. Ta có thể bước tới cánh cổng tri thức của nhân loại bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng con đường đẹp nhất, ngắn nhất chính là tự mình tìm tòi, học hỏi. Con đường ấy mang tên gọi là “Tự học”.

Khái niệm “Tự học” tưởng chừng như đơn giản, ai cũng biết nhưng trên thực tế nhiều người còn chưa hiểu rõ nó. Tự học là tự nguyện học, tự mình tìm tòi, khám phá, học hỏi để hiểu biết thêm mà không bị ai bắt buộc. Để có khả năng tự học tốt, có trí tuệ thôi thì dường như chưa đủ, người tự học cần phải kiên trì, nhẫn nại và có một niềm say mê học tập. Tự học được chia ra làm hai loại chính là: Tự học có người hướng dẫn và tự học không có người hướng dẫn. Tự học mà có người chỉ dẫn, giúp đỡ cho mình thì được gọi là tự học có người hướng dẫn. Còn tự học không người hướng dẫn là tự học một mình, không cần ai hỗ trợ hay giúp đỡ. Tuy nhiên dù có học theo bất cứ hình thức nào thì yếu tố quan trọng nhất giúp chúng ta học tốt vẫn là chính bản thân chúng ta. Nếu như bạn lười nhác, không cố gắng học hành thì dù có học bằng cách nào đi chăng nữa cũng chỉ vô ích mà thôi. Tự học là một hình thức học tập rất tốt cho học sinh bởi lẽ nó khiến cho chính bản thân tự vận động, tự tìm tòi. Để rồi qua đó giúp ta bổ sung thêm kiến thức cho • mình. Người tự học hoàn toàn làm chủ tri thức của chính mình, họ biết mình đã đủ những gì và cần học thêm những gì. Ngoài ra, tự học còn là một nhu cầu tất yếu của loài người. Con người có bản năng tò mò, chúng ta luôn thắc mắc và muốn hiểu rõ hơn về chính mình và vạn vật xung quanh mình. Vì lẽ đó mà con người đã hầu như làm chủ được mình và mọi vật. Có người đã từng nói khôi hài rằng “Con người chỉ hơn loài vật chỗ là biết hỏi TẠI SAO?”. Trong thế giới này còn vô vàn điều kì lạ mà con người chưa giải đáp được, những bí ẩn đó sẽ được mở ra bằng chiếc chìa khóa tri thức của con người. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi con . người chúng ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng. Vốn kiến thức phong phú ấy nếu chỉ học ở lớp, ở trường thông qua sách vở thôi thì không đủ, chúng ta còn cần phải học thêm ở bên ngoài qua sách báo, qua những phương tiện truyền thông đại chúng và qua những con người đang sống xung quanh chúng ta. Và khi ấy ta buộc phải tự học hỏi. Người giúp ta có thêm nhiều tri thức nhất là chính bản thân ta.

Tự mình học hỏi là rất tốt nhưng cần phải có tinh thần học tập nghiêm túc. Không nên sáng tạo quá mức hay xuyên tạc kiến thức theo í mình. Tinh thần sáng tạo trong học tập luôn được hoan nghênh nhưng sự sáng tạo ấy cần phải phù hợp với hoàn cảnh. Trong cuộc sống hiện nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi khả năng tự học của mình. Họ lười nhác trong suy nghĩ, không chịu động não trước một vấn đề được đặt ra. Họ luôn tự phụ, luôn cho rằng mình biết tất cả mọi thứ, họ đã lầm tưởng về kho tàng tri thức mà mình có trong khi thực tế những con người đó lại chẳng có gì. Khái niệm tự học dường như không còn tồn tại trong một tầng lớp thanh niên nào đó nhưng nó vẫn luôn tồn tại và phát triển ở một tầng lớp khác trong xã hội.

Việc tự học rất cần thiết vì lẽ nó giúp ta bổ sung thêm kiến thức còn thiếu ở trường. Tri thức nhân loại đang ngày càng mở rộng, sự hiểu biết của loài người tăng lên từng ngày, nếu như ta không tự học cho mình thì ta sẽ bị tụt hậu lại phía sau lưng mọi người. Không chỉ thế người ta có thể đánh giá tri thức con người thông qua ý thức tự học của người đó. Phương pháp dạy học trong nhà trường ở nước ta hiện nay vẫn còn mang tính chất nhồi nhét. Một phần là do Việt Nam chưa có một nền giáo dục hoàn hảo và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Tình trạng ấy tuy đang được sửa chữa, cải thiện nhưng cho tới hôm nay nền giáo dục vẫn còn nhiều điều bất cập. Lượng kiến thức mà học sinh cần tiếp thu nhiều trong khi số giờ học trên lớp ít, vậy mà đến khi đi thi để lại ra rất khó, toàn là những kiến thức nâng cao không có trong sách giáo khoa được học. Bởi vậy mà muốn đi thi đạt kết quả cao thì đòi hỏi học sinh phải tự giác học tập. Bên cạnh đó ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học. Và khi ấy “Tự học” giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Khi làm bất kỳ nghành nghề nào thì sự tự học luôn cần thiết, chẳn một bác sĩ y khoa, một dược sĩ, một tiến sĩ luật nếu không biết tự tìm hiểu . thì khi mới ra trường sẽ không có đủ kinh nghiệm để tự xử lí, giải quyết công việc của mình. Bởi kiến thức được học trong nhà trường đôi khi áp dụng vào thực tế sẽ không phù hợp, thiếu tính khả thi. Vì thế, họ phải tự học để trau dồi kiến thức, để có thêm kinh nghiệm giúp ích cho công việc, cho cuộc sống của mình.

Trong đời sống ngày nay chúng ta thường thấy biết bao nhiêu người bỏ nghề chính nghề nghiệp mà họ được học tập, được đào tạo bài bản trong trường học để đi làm một nghề phụ, nghề mà hồi trước họ tự học để tiêu khiển. Chẳng hạn tôi có biết một người nhờ tự học cắt tóc trong lúc nhàn rỗi để rồi bây giờ trở thành một thợ cắt tóc chuyên nghiệp, dù trước đó anh ấy hoàn toàn không biết cầm kéo. Anh ấy đã làm được như vậy là nhờ vào niềm say mê, sự học hỏi của mình. Bạn sẽ làm được | tất cả mọi việc nếu như bạn chịu khó học tập, tìm hiểu.

Tôi không nhớ một triết gia Trung Quốc nào đã nói rằng: “Người ta chỉ biết sự ích lợi của những cái hữu ích mà không biết sự ích lợi của những cái vô ích”. Đến thời buổi bây giờ, lời nói ấy còn bị bỏ ngỏ, người ta chỉ biết đến cái lợi trước mắt, cái lợi mà mang lại cho họ nhiều tiền tài danh vọng còn những cái tưởng chừng như đơn giản, vô ích thường bị bỏ qua. Một số ít thanh niên thế hệ bây giờ luôn cho rằng lối sống hưởng thụ là cách để tận hưởng cuộc sống, vì thế họ lao vào cuộc sống này như con thiêu thân để rồi nghĩ lại thì đã muộn

Đời người chỉ bằng gang tay,

Ai hay ngủ ngày chỉ còn nửa gang”.

Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác. Do đó tự học là hết sức cần thiết, và là đôi chân cho người ta đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời, chẳng còn cách nào khác ngoài tự học, chính mình vượt qua những khó khăn đó đế vững bước theo kịp thời đại.

Bên cạnh những con người có khả năng tự học là những con người không thể tự học được. Và phương pháp để giải quyết vấn đề này chính là đi học thêm. Họ sẽ tìm đến những thầy cô giáo để bổ sung toiêm kiến thức còn thiếu của mình. Nhưng trên thực tế lại có nhiều người lợi dụng việc đi học thêm để lười nhác, ỷ lại, không chịu tự học. Họ cứ lighĩ rằng khi đi học thêm thầy cô sẽ cung cấp tất cả các kiến thức cần thiết nên họ chẳng cần phải lo nghĩ gì. Và từ đó họ trở nên lười biếng, không động não suy nghĩ, chỉ học thuộc như một con vẹt, làm bài tập máy móc như những con rôbốt. Điều đó dường như đã làm mất đi khả năng tự học của bại và làm mờ nhạt đi ý nghĩa tích cực ban đầu của việc đi học thêm. Theo tôi bên cạnh việc đi học thêm bạn vẫn phải tự ôn tập lại bài vở. Đừng chỉ nghĩ đơn giản rằng đi học thêm là đã đủ, bạn nên biết học thêm là một hình thức của tự học, đó chính là tự học có người hướng dẫn. Dù học theo cách nào thì bạn cũng phải tự học. Đừng đổ lỗi cho ai đó khi thành tích học của mình không cao mà nên hỏi chính bản thân mình răng tại sao mình lại không cố học. Vấn đề gốc rễ của mọi vấn đề chính là bản thân con người.

Tự học có rất nhiều hình thức như thông qua sách báo, qua việc truy cập thông tin trên mạng Internet, qua tivi… nhưng hình thức tự học có hiệu quả và quan trọng nhất chính là đọc sách. Đọc sách là một việc quen thuộc của những con người tự học và ở mỗi người lại có . những thói quen đọc sách khác nhau. Nhưng dù đọc theo cách nào thì chúng ta cũng cần rèn luyện kĩ năng, thói quen tốt đế việc đọc sách có hiệu quả. Bên cạnh đó cần quan sát, tìm hiểu trong thực tế đời sống để có thêm kinh nghiệm hữu ích cho mình bởi “Học đi đôi với hành”. Lịch sử khoa học – nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại như nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là “những trường đại học của tôi”…. Và ở Việt Nam cũng có những tấm gương như Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn tự học không ngừng nhiều lĩnh vực, biết nhiều ngoại ngữ, học giả Đào Duy Anh, tác giả nhiều từ điển, nhiều công trình nổi tiếng…

Đã qua rồi cái thời học trò thâu đêm dùi mài kinh sử, học sinh ngày nay luôn phải bận rộn với những cuộc chạy sô” học thêm cốt chỉ để mong đáp ứng đủ yêu cầu của nền nền giáo dục Việt Nam luôn biến đổi. Khái niệm “Tự học” bị mai một dân theo những “thăng trầm của chính sách thi cử để rồi nó không còn là câu trả duy nhất cho câu hỏi “Làm sao để học tốt ?” của học sinh. Nhưng thực tế đã chứng minh những người có khả năng tự học tốt có tỉ lệ thành công cao hơn rất nhiều so với những người đang chơi vơi giữa một biến các trung tâm | học thêm. Không gì có thể phủ nhận được hiệu quả lớn lao mà tự học đem lại. Và tự học chính là ẩn ý sâu xa đằng sau câu khẩu hiệu “Học. sinh tích cực” mà bộ giáo dục đề ra.

Giaibai5s.com

Đề số 14: Em có suy nghĩ gì về vấn đề tự học – Văn mẫu lớp 7
5 (100%) 3 votes