I. Yêu cầu

– Vấn đề cần nghị luận : vai trò to lớn của việc học tập với cuộc đời mỗi con người.

– Mục đích : thuyết phục được bạn phải cố gắng học tập để lớn lên là người có ích.

II. Gợi ý

– Đây là vấn đề thuộc đời sống. Khi nghị luận cần phải vận dụng cả lí lẽ và dẫn chứng.

– Cân nhìn vấn đề một cách toàn diện, thấu đáo mối quan hệ giữa học tập với sự cống hiến cho đời của mỗi người.

– Trước khi làm bài, nên tham khảo những ý kiến về tác dụng của việc học tập với con người.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Có thể dẫn lời của Bác trong Thư gửi các học sinh nhân khai trường đầu tiên, hoặc một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao về học tập để dẫn vào vấn đề.

– Cũng có thể dùng viễn cảnh : thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức để dẫn dắt tới yêu cầu bức thiết của việc phải chịu khó học tập.

B. THÂN BÀI

1. Chứng minh vì sao con người cần phải học

– Có học mới có hiểu biết. Từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất cũng cần phải học tập : học ăn, học nói, học gói, học mở.

– Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Học chính là tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có thể áp dụng trong đời sống.

2. Vì sao lúc trẻ phải chịu khó học tập ?

– Chưa đủ tuổi, chưa đủ sức lực để lao động như người lớn.

– Tuổi trẻ là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học tập, tích luỹ kiến thức, chuẩn bị hành trang vào đời sau này. Lúc trẻ tích cực học tập sẽ đạt hiệu quả cao. (Dẫn chứng : Thầy Mạnh Tử từ nhỏ chịu khó học nên sau trở thành người nổi tiếng. Các danh nhân, các nhà bác học đều siêng năng học hành, học giỏi nổi tiếng ngay từ nhỏ.)

2. Lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích nếu không có vốn kiến thức tích luỹ từ việc cố gắng học hành khi còn trẻ

– Bất cứ một công việc nào cũng cần phải có kiến thức, có trình độ, có học vấn.

+ Nông dân trên ruộng đồng với mô hình vườn, ao, chuồng, rất cần kiến thức : để sử dụng máy móc nông nghiệp, để áp dụng khoa học kĩ thuật, để cải tạo công cụ, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi,…

+ Công nhân trong nhà máy, công trường, hầm mỏ,… phải có kiến thức để điều khiển máy móc trong dây chuyền sản xuất hiện đại.

– Tương lai đất nước, vị trí của đất nước cũng trông cậy phần lớn vào sự học hành của thế hệ trẻ. (Dẫn lời Bác Hồ và nêu dẫn chứng.)

C. KẾT BÀI

– Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của tuổi trẻ.

– Hãy học, học nữa, học mãi, học thật tốt vì tương lai của bản thân, của gia đình và tương lai của đất nước.

– Hãy ghi nhớ : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Đề: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Đánh giá bài viết