Khác với mọi hôm trở về nhà với khuôn mặt mệt mỏi sau năm tiết học căng thẳng và chiếc cặp nặng trĩu sách vở trên vai. Hôm nay tôi cảm thấy vui vẻ và phấn khởi vì hai tiết học Ngữ văn cuối vừa qua. Niềm vui đó khiến tôi thấy náo nức vô cùng.

Đó là giờ Ngữ văn sau buổi ra chơi. Bài học với cô giáo mới. Mang hẳn tâm trạng giờ Văn thường buồn bã và dễ gây buồn ngủ nên chúng tôi không thích thú lắm. Nhưng suốt hai tiết Ngữ văn đã làm thay đổi suy nghĩ của lũ học trò sống nặng về cảm tính như chúng tôi. .

Tiết đâu là tiết Văn, mà lại là tác phẩm văn học nước ngoài cơ chứ. Cô giáo mới đã kể cho chúng tôi nghe về nhà thơ Lí Bạch đời Đường ở Trung Quốc. Cái con người xa lạ cách chúng tôi hàng mười mấy thế kỉ bỗng trở nên gần gũi thân quen. Chúng tôi phục tài làm thơ của ông, suy nghĩ nhiều về cuộc đời của con người tài hoa có số phận long đong, tha hương của ông. Tôi rất thú vị khi cô giáo tôi nhấn mạnh “Đây là một số phận đầy xót xa, cay đắng nhưng cũng đầy vinh quang và niềm khâm phục”. Ông được suy tôn là “tiên thơ”. Ngẫm nghĩ mà tôi thấy thích quá… “tiên” đã hấp dẫn và đầy tưởng tượng rồi, vậy mà “tiên thơ” thì còn thú vị biết bao. Nghĩ mãi mà vẫn muốn reo cười và bàn luận say sưa với mọi người. Vào bài học Cô làm chúng tôi ngỡ ngàng vì cách dạy của mình. Cả lớp không có một phút giây để mà làm việc riêng, để nói chuyện. Cô cho đọc và hỏi liên tục. Bài thơ về vẻ đẹp của núi Hương Lô vào buổi bình minh cứ vỡ dân ra với những trò ngại đọc, ngại nghĩ như chúng tôi. Cách hỏi của cô khiến tôi hiểu rằng, thiên nhiên biến hoá không ngừng, nó không chỉ có một vẻ đẹp như tranh ảnh mà nó lung linh và kì ảo vô cùng. Chỉ có nó mới tạo ra được làn khói tía”, mới biến thác nước thành “dải Ngân Hà tuột khỏi mây”. Lạ kì nhất là ai cũng được Cô hỏi, khiến những trò táy máy, nghịch ngợm trong tiết học biến mất hắn. Ai cũng sẵn sàng trả lời các câu hỏi, Cô chẳng chê ai nhưng khen ngợi và gợi ý thì nhiều. Tôi có cảm tưởng lớp học như một dàn hợp xướng mà cô là người nhà trưởng vậy. Giờ học náo nhiệt và cuốn hút lạ kì. Trống đánh hết tiết, khi lũ ngẩn ngơ, tiếc rẻ.

Tiết Tiếng Việt sau đó là sự mong đợi của cả lớp. Bài học “Từ đồng nghĩa” trôi rất nhanh và đứa nào trong lũ chúng tôi cũng thấy mình giỏi vì đã tranh nhau giơ tay, vì đã phát biểu và trả lời đúng. Chưa giảng bài ngay, mà trước hết Cô giới thiệu bố cục bài học gồm bốn phần. Cô nói đây là kiến thức đã học ở Tiểu học, vì vậy cần bàn luận kĩ và dành nhiều thời gian cho sử dụng từ đồng nghĩa và luyện tập. Cô chỉ giảng kĩ và say sưa ở việc sử dụng và ý nghĩa của từ đồng nghĩa trong khi nói và sáng tác văn học. Các phần kia Cô hỏi liên tục để chúng tôi nhớ lại kiến thức. Riêng phần luyện tập thì thật lạ, cả chín bài tập trôi vèo trên lớp với sự tham gia tích cực và sôi nổi của cả lớp. Còn ba phút cuối cô đưa ra hai câu thơ của Tố Hữu:

“Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.”

Cô yêu cầu tìm từ đồng nghĩa với từ “xôn xao” và hỏi có thể thay thế từ “lao xao” vào câu thơ được không. Ai cũng cho là không thay thế được, nhưng vì sao thì lại lúng túng. Cô nhẹ nhàng giải thích để chúng tôi hiểu rõ hơn về tính biểu cảm của từ và vai trò từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Tan học ra về mà lũ học trò nhỏ chúng tôi cứ bàn luận mãi về cô, về tiết học. Cô đã phá bỏ sự ngăn cách của chúng tôi với Văn. Cô mở cho chúng tôi một thế giới mới, thế giới của Văn học chứa đầy tâm hồn con người. Tôi lại mong chờ tiết học Văn sắp tới và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Đề: Kể về một giờ Ngữ Văn
Đánh giá bài viết