I. Yêu cầu

– Đề bài yêu cầu kể chuyện theo một cốt truyện sẵn có (là một bài thơ có tính chất tự sự).

– Mục đích kể là cụ thể, sinh động, thể hiện rõ ý nghĩa cốt truyện có trong bài thơ.

II. Gợi ý

– Trước hết cần nắm vững bố cục bài thơ, xác định những cảnh nào được nói đến. Tình cảm, hành động của nhân vật ra sao.

– Tưởng tượng mình là nhân vật trong câu chuyện và kể lại theo trình tự hợp lí.

– Chú ý miêu tả cảnh, người (tâm trạng, hoạt động,…) để câu chuyện cụ thể, sinh động.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

Nhân vật anh đội viên tự giới thiệu – hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, được theo Bác đi chiến dịch Biên giới.

B. THÂN BÀI

1. Đêm lạnh, cảnh trong lán nhỏ giữa rừng

– Trời mưa

Các anh đội viên đã ngủ say

2. Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất

– Gió thổi vào vách lán, tiếng gió.

– Cảnh anh nhìn thấy :

+ Bác vẫn thức, ngồi bên bếp lửa suy nghĩ.

+ Bác cho thêm củi vào đống lửa.

+ Bác đi dém chăn, bóng Bác in lên vách lán…

– Cảm xúc của anh.

+ Cảm xúc trào dâng – ấm áp.

+ Anh mời Bác ngủ, Bác nhắc anh cứ ngủ ngon để ngày mai có sức đi đánh giặc.

3. Anh đội viên thức dậy lần thứ ba

– Anh nhìn thấy : Bác vẫn ngồi bên bếp lửa suy nghĩ.

+ Cảm xúc.

+ Anh đội viên thưa chuyện với Bác, hiểu lí do Bác không ngủ.

+ Anh thức cùng Bác, tâm trạng anh: thấy vui sướng.

– Suy nghĩ về Bác: Bác giản dị nhưng rất vĩ đại. Bác là Hồ Chí Minh, Bác là hiện thân của sự giản dị – vĩ đại – yêu nước thương dân.

C. KẾT BÀI :

–  Kỉ niệm đó đã nâng bước anh trong suốt cuộc đời.

IV. Bài làm minh họa

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời, gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu đích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá !

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhỏm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ ?

Bác ngôi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi : từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả căn lều. Tôi có cảm giác mơ màng, cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hông đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ ? Bác có thấy lạnh không ?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp :

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đấy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bề bộn. Chiến dịch còn dài lắm ! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ạ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi ? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư ? Trời sắp sáng rồi !!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi !

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi :

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì mặc Bác. Bác không ngủ được đâu ? Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không ?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì nghĩ về đoàn dân công. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở nơi xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha gia của nhân dân Việt Nam – vì Bác là Hồ Chí Minh.

 

Đề: Kể lại nội dung câu chuyện trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ theo ngôi kể của anh đội viên
Đánh giá bài viết