I. Yêu cầu

– Dạng bài kể chuyện.

– Nội dung : Kể về một lần em đã làm thầy (cô) ciác buồn, nghĩa là một kỉ niệm buồn khiến mình ân hận.

– Trong bài viết, thể hiện được những kĩ năng đã học về văn tự sự: xây dựng nhân vật, tạo cốt truyện, kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

II. Gợi ý

– Hãy nhớ lại lần phạm lỗi với thầy (cô) giáo : Mình đã phạm lỗi gì ? Việc xảy ra khi nào ? Ở đâu ? Xảy ra như thế nào ? Cho đến giờ, nhớ lại vẫn không quên bài học gì ?

– Trong cuộc sống, không phải chỉ những việc rất lớn, nhìn thấy tác hại rõ ràng mới làm ta buồn khổ mà nhiều khi, chỉ một lời nói, ruột cử chỉ vô tình hoặc Cố ý của ai đó cũng có thể làm người khác đau khổ, dằn vặt mãi. Cho nên, khi kể, có thể chọn việc mang tính nghiêm trọng hoặc chỉ là một chuyện nhỏ cũng được. Cái hay của câu chuyện còn do cách kể quyết định.

– Sẽ có những bạn chưa bao giờ làm thầy (cô) giáo buồn, vậy thì, khi làm bài này, có thể nhớ lại những chuyện mình đã chứng kiến và kể lại theo ngôi kể thứ nhất mà mình đóng vai là học trò.

– Chú ý sắp xếp sự việc, chi tiết sao cho tạo được sự bất ngờ, hấp dẫn.

– Khi kế, cần chú ý kết hợp với miêu tả và biểu cảm :

+ Miêu tả sự việc xảy ra.

+ Miêu tả hình ảnh thầy (cô) giáo : nét mặt, cử chỉ, thái độ… khi mình phạm lỗi và sau đó.

+ Miêu tả những suy nghĩ, tâm trạng của mình khi sự việc xảy ra và sau đó.

III. Lập dàn ý 

A. Mở bài

– Hoặc giới thiệu nhân vật : thầy (cô) giáo tôi. –

Hoặc tình huống mở đầu, làm nảy sinh câu chuyện.

B. Thân bài (diễn biến câu chuyện)

– Sự việc thứ nhất : Việc bắt đầu của câu chuyện, có vai trò dẫn dắt để việc thứ hai xảy ra, là nguyên nhân của sự việc thứ hai.

– Sự việc thứ hai : Là sự nối tiếp của sự việc thứ nhất, câu chuyện được đẩy lên cao trào, mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao phải giải quyết.

– Sự việc thứ ba…

C. Kết bài

– Hoặc sự việc kết thúc câu chuyện.

– Hoặc những suy nghĩ, bài học từ câu chuyện.

IV. Bài minh họa

Bài 1: Kể lại một lần em mắc  khuyết điểm khiến cô giáo buồn

Ai đó đã từng nói rằng cuộc đời của mỗi con người là một câu chuyện thần tiên được viết nên bởi bàn tay tạo hoá. Bởi vậy, ai cũng có một số phận, một sự khởi đầu và kết thúc riêng. Nhưng có ba điều mà chắc chắn rằng bất kì ai trong cuộc đời cũng phải trải qua. Đó là xin lỗi, cảm ơn và mắc lỗi.

Có những lỗi lầm trở thành bóng đen ám ảnh ta suốt cuộc đời. Nhưng có những sai phạm được kịp thời sửa chữa và cũng bởi thế nó đem lại bài học quý báu. Tôi chỉ thực sự hiểu và thấm thía điều đó khi được cô giáo chủ nhiệm tha thứ cho lời nói dại dột của mình.

Suốt những năm học Tiểu học, tôi luôn là một học sinh xuất sắc tiêu biểu. Mẹ tôi luôn tự hào khi nói về tôi. Đến Trung học cơ sở, tôi được học trong lớp chuyên văn của trường điểm, được một cô giáo dạy giỏi văn thành phố chủ nhiệm.

Tôi tự cảm thấy mình là một đứa may mắn. Bởi tôi nhận ra sự thông minh của mình và biết sử dụng sự thông minh ấy để đạt điểm cao trong suốt năm học lớp Sáu.

Tôi luôn làm đầy đủ các bài tập được giao và luôn có những câu trả lời thông minh cho mỗi câu hỏi toán học, tự nhiên hay xã hội. Nhưng sự thông minh được nhận ra từ một đứa trẻ mười ba tuổi luôn dẫn tới sự chủ quan không đáng có. Bản thân tôi đã phải trả giá cho điều ấy.

Hôm ấy thực sự là một ngày quan trọng với có giáo chủ nhiệm của tôi. Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ về dự tiết dạy của cô để quyết định có cử Cô đi tham gia thi giáo viên dạy giỏi quốc gia hay không.

Chúng tôi đến từ rất sớm để trang trí lớp học. Tất cả đều diễn ra theo kế hoạch. Và tôi, lớp trưởng – học sinh gương mẫu của lớp, thật vinh dự được tặng hoa cho các đại biểu của sở. Tiết học bắt đầu bằng một không khí hứng khởi. Gọng cô nhẹ nhàng cất lên :

– Hôm nay lớp chúng ta vui mừng đón các bác ở Sở Giáo dục về dự giờ với tiết học tập làm văn “Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.”

Cô đã bắt đầu giờ học như vậy và tôi luôn là người trả lời những câu hỏi khó hơn cả. Giờ học kết thúc thật hoàn hảo. Tôi chẳng chuẩn bị gì nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc câu trả lời. Đoàn thanh tra nhận xét tiết học rất tốt và có một vài câu hỏi nhỏ. Phần này chúng tôi không được dặn dò nhưng tôi vốn là một học sinh giỏi mà. Tôi luôn sẵn sàng giơ tay phát biểu.

Những câu hỏi được đưa ra lần lượt. Nào là chúng tôi hiểu được những gì sau bài học này và dạng bài này có khó quá không. Câu hỏi cuối cùng, bác gọi tôi :

– Trong tiết học vừa rồi, cháu đã trả lời rất tốt. Nhưng kiến thức cơ bản rất quan trọng trong việc học văn. Cháu hãy phát biểu định nghĩa dạng bài kể chuyện mà các cháu được học trong chương trước.

Cô giáo nhìn tôi bằng ánh mắt đầy tin tưởng như mọi lần. Nhưng tại tôi lại như đang bị ù đi. Tôi đã không nghĩ tới câu hỏi ấy. Một câu lí thuyết bài cũ cơ bản. Hơn năm mươi con mắt đang đổ dồn vào tôi và tôi cứ đứng đấy, không nói được câu nào cho tới khi tôi ngẩng đầu lên. Đôi mắt cô như đang hỏi tôi. Bạn lớp phó lành đứng dậy nói đỡ :

– Thưa bác : tiết trước bạn Thuyên nghỉ nên không rõ lắm. Cháu xin trả lời câu hỏi này.

– Được, Thuyên ngồi xuống.

Đầu óc tôi choáng váng. Nếu không có pha cứu nguy của lớp phó chắc tôi vẫn đang đứng đấy. Tiết học kết thúc. Chúng tôi ra về trước để cô ở lại tiếp các đại biểu. Bao nhiêu lo sợ hiện ra trong đầu tôi. Cô biết rõ hôm ấy tôi không nghỉ mà. Rồi vì tôi, có thể cô sẽ không thể tham dự thi giáo viên dạy giỏi. Cô sẽ không còn yêu tôi nữa ? Và từ giờ cô sẽ giận tôi ? Không, đó cũng đâu phải hoàn toàn là lỗi của tôi ? Phải rồi. Bác ấy đã đặt ra câu hỏi về bài trước. Làm sao tôi nhớ được ? Đó đâu phải lỗi của tôi !

Tự nhủ như vậy, tôi không còn thấy áy náy và lo sợ nữa. Tôi phải tập trung học để còn thi học kì nữa. Đúng rồi, ngày mai phải nộp bài tập làm văn “Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao”. Đây là bài văn đầu tiên của dạng bài phát biểu cảm nghĩ. Dạng bài này mới và khó hơn những dạng làm văn trước mà tôi được học. Tôi luôn giành được điểm tám và chín cho môn Văn cơ mà. Lời văn chải chuốt và mượt mà là lợi thế của tôi, nhất là những kiểu bài : Kể chuyện, tường thuật, miêu tả. Những bài này yêu cầu cả kiến thức về tác phẩm. Tôi mở vở ghi ở lớp ra và chép vào một số ý để có một bài hoàn chỉnh.

Hai ngày sau, cô đã trả bài. Tôi không thấy hồi hộp lắm bởi chỉ cần với vốn kiến thức của mình cộng thêm lời văn hay thuộc về năng khiếu, tôi an tâm và quen Với điểm tám hoặc chín. Chỉ còn năm phút nữa là trống hết tiết. Cô gọi tôi trả bài cho các bạn. Tám, báu, bảy, sáu phẩy năm, tám… năm điển. Năm điểm là bài của tôi ? Bài của tôi ư ? Trống hết tiết, cô ra khỏi lớp, các bạn cũng ra chơi. Chỉ còn tôi và Ngọc. Điểm năm đối với môn Văn ? Làm sao tôi có thể tin được. Một học sinh giỏi văn và một điểm năm ? Nước mắt tôi cứ trào ra. Thật đáng xấu hổ quá !

– Thôi ! Cậu đừng khóc nữa. Có lẽ bài này cậu chuẩn bị chưa kĩ nên…

– Không thể như thế được. Mình vẫn làm như các bài khác mà ! Sao cô có thể cho mình điểm năm cơ chứ ?

– Hay là cô chấm nhầm ? Cậu hãy bình tĩnh, để lát nữa chúng mình xin cô xem lại.

– Chẳng cần nữa. Suốt từ hôm có đoàn thanh tra về, cô không nói gì với mình. Cô không gọi mình phát biểu. Cô đã ghét mình rồi. Nhưng tôi đều có phải của mình ? Cô đầu có dặn chúng mình xem lại bài cũ. Chỉ vì không thể tham dự kì thi giáo viên dạy giỏi mà cô lại cho mình điểm kém à ? Như vậy thật không Công bằng.

– Sao cậu lại nói như vậy ? Thôi, đi ra rửa mặt đi. Sắp trống vào tiết ba rồi. Để mình xin cô chấm lại bài cho cậu.

Nghe cái Ngọc nói vậy, tôi cũng thấy thoải mái hơn. Nỗi ấm ức cứ da diết mãi trong lòng. Tôi thầm trách cô đã không công bằng. Tiết ba cũng là tiết văn. Nhất định tôi sẽ xin cô chấm lại.

Tùng… tùng… tùng. Trống vào lớp, tiết ba bắt đầu. Nhưng không thấy cô vào lớp. Một cô khác vào quản lớp thay và nói :

– Cô Liên chóng mặt nên ngồi nghỉ trong phòng hội đồng. Các con trật tự mở sách ra đọc bài.

Có mấy tiếng xì xào dưới lớp.

– Phương ơi ! Lúc nãy thấy cô vào lớp để lấy bài phô tô cho cả lớp cơ mà.

– Ừ. Mình cũng chẳng biết. Giờ ra chơi, mình thấy cô đi đến phòng học của lớp, nhưng cô không vào mà đứng ở ngoài cửa rồi lại đi ra. Cô có vẻ mệt hay sao mà mặt cô tái nhợt đi. Cô còn nhờ mình mang túi lên phòng hội đồng cho cô mà…

Trời ơi ! Thì ra cô đã nghe hết những lời tôi nói. Những ấm ức không còn nữa. Chỉ còn một cảm giác hối hận trào dâng trong lòng tôi. Tôi mở vở, lấy bài của mình ra đọc lại. Những câu văn vẫn rất mượt mà, trau chuốt nhưng lại thiếu ý. Những ý đã có thì chưa được sắp xếp hợp lí. Bài thiếu nhiều cảm xúc, sai hắn với lí thuyết về dạng bài phát biểu cảm nghĩ. Điểm năm là xứng đáng rồi. Tôi đã vì lòng tự ái trẻ con của mình mà nói ra những lời dại dột. Hai lần chủ quan đã đưa ra kết quả như vậy đấy. Tôi đã quá tin vào bản thân mình mà quên đi cái cơ bản : lí thuyết. Tôi đã không xứng đáng với sự dạy dỗ và yêu quý của cô. Tôi lại còn cả gan xúc phạm đến nhân cách cao quý của một người thầy hết lòng vì học sinh như cô. Tôi đã đền ơn dạy dỗ của cô như vậy ư ? Trong khi cô không một lời quở trách tôi khiến cô chẳng thể tham gia dự kì thi giáo viên dạy giỏi, tôi lại nhẫn tâm làm cô buồn ư ? Thật đáng xấu hổ cho tôi quá ! Đây mới là sự xấu hổ nhục nhã thật sự cho một học sinh vẫn được khen là giỏi văn ! Tôi phải xin lỗi cô trước khi quá muộn ! “Nhưng cô có tha thứ cho con không hở Cô ?”. Không, dù thế nào tôi cũng phải nhận lỗi với cô. . Tôi chạy thật nhanh đến phòng hội đồng tìm cô nhưng cô vừa mới đi về. Tôi ra cổng :

– Cô ơi, con muốn thưa chuyện với cô ! Cô quay lại, đôi mắt cô buồn, làn da cô xanh xao, tai tái. Tôi chạy đến bên cô :

– Cô ơi ! Con thật hư phải không cô ? Con xin lỗi cô, con đã sai rồi. Con đã chủ quan quá mức và rồi con lại vì lòng tự ái trẻ con của mình mà nói những lời thiếu suy nghĩ. Con xin lỗi cô !

Cô khóc nhưng miệng cô cười và cô xoa đầu tôi :

– Cô không gọi con phát biểu không phải vì cô giận con, mà bởi cô không muốn con trả lời những câu hỏi khó để rồi quên đi kiến thức cơ bản. Cô không trách con. Nhưng cô mong con hãy hiểu rằng : Tất cả đều bắt đầu bằng những gì cơ bản nhất. Nếu con làm một bài văn lời lẽ sắc sảo hay xây một ngôi nhà tường sơn sặc sỡ mà không có nền móng vững chắc thì con sẽ không thu được kết quả tốt con ạ !

– Thưa cô, con đã hiểu. Cô tha thứ cho con chứ ạ ? ” – Ừ, tất nhiên rồi. Con hiểu được là tốt rồi.

Tôi đã mắc phải một sai lầm và thật may mắn tôi đã được tha thứ. Tôi cũng có thêm nhiều bài học để bước vào đời, nhưng bài học đầu tiên ấy rà cô giáo dành cho tôi là quý giá nhất. Nhờ có CÔ mà tôi học được nhiều điều. Đúng là : “Một lần vấp ngã là một lần có thêm kinh nghiệm”. Tôi luôn cảm ơn cô đã dìu dắt tôi trong suốt những năm học cấp hai. Có thể tôi sẽ còn ngã rất nhiều, nhưng tự đáy lòng mình tôi luôn cảm nhận được sự che chở của cô – ấm áp xiết bao, dịu dàng xiết bao!

Bài 2: Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ buồn

Tình thương yêu của ông bà, cha mẹ đối với con cháu là vô bờ bến. Đó là những người đã có thể yêu thương, tha thứ, bảo vệ tài, giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn nhất. Vậy mà tôi nỡ gây ra một việc khiến bố mẹ buồn lòng. Tôi rất hối hận mặc dù câu chuyện xảy ra đã lâu rồi…

Tôi là con út trong gia đình nên rất được cưng chiều, và dĩ nhiên từ nhỏ tôi đã có ngay ý nghĩ: “Tôi sinh ra đương nhiên phải được cưng chiều, được phục vụ”. Vào một ngày nọ, tôi vừa đi học về thì gặp ngay một bà cụ ngồi trong nhà đang nói chuyện với bố mẹ tôi. Người bà cụ toát ra một vẻ gì đó rất nhà quê, cổ hủ, áo quần cũ kĩ, thô kệch với giỏ xách chứa toàn trái cây. Nhìn qua tôi cũng biết là mới ở quê lên và có ngay ý coi thường. Nhưng tôi giật mình, bố mẹ đã gọi tôi ra chào bà nội. Thật tôi không ngờ đây lại là bà nội của tôi. Tôi lí nhí chào bà rồi lên lầu, không ngoái nhìn lại.

Từ khi bà lên ở nhà tôi, mọi hoạt động trong nhà đều bị xáo trộn, thường là ngày nào cũng phải nghe bà mẹ “mở máy hát”: “Con phải nhường cái này cho bà, không được mở nhạc để bà ngủ, con phải…, con phải…”. Tôi chán lắm rồi, ở nhà như bị giam. Vì thế tôi ghét cay ghét đắng bà.

Một buổi chiều, trời nắng đẹp, con nhỏ bạn gọi điện cho tôi bảo : “Ê, Thi, đi ăn kem không, tạo vừa biết chỗ này ngon lắm.”. Sẵn lúc không có gì làm ở nhà, tôi liền đồng ý ngay. Nhưng thật đau lòng, ba mẹ không ở nhà, làm sao có tiền đi chơi, chẳng lẽ phải xin “bà già nhà quê” đó. Không, tôi kiên quyết không chịu. Ngay lúc đó, tôi nảy ra ý hay là lấy tiền của ba mẹ vậy, chắc họ không biết đâu. Cũng may, khi vào phòng, ở trước mặt tôi, trên cái bàn còn nguyên một tờ giấy năm chục ngàn mới tinh. Tôi liền lấy ngay số tiền đó đi chơi. Cuối cùng, tôi cũng có một buổi đi chơi tuyệt vời với đám bạn.

Khi về, vừa bước vào cửa, tôi đã nghe thấy tiếng mẹ hỏi : “Anh có thấy từ năm chục để ở bàn không ?”. Tôi hoảng hốt, nhưng vẫn cứ thản nhiên bước vào như không có chuyện gì xảy ra. Khi mẹ hỏi, tôi liền nói : “Con không biết mẹ mất tiền, con không lấy vì từ chiều tới giờ, con đi chơi với bạn. À hình như ở nhà còn bà nội và cô giúp việc…”. Nhưng bố mẹ tôi mắng át : “Im ! Con chớ có lộn xộn !”.

Bà từ trong buồng bước ra và lên tiếng: “Thôi đừng trách cứ nhau nữa, đúng là mẹ lấy đó”. Bỗng nhiên cô giúp việc lên tiếng: “Từ chiều tới giờ, bà đau lưng nằm trong buồng, con xoa bóp cho bà, chỉ thấy em Thi từ trong phòng cô cậu bước ra”. Tôi lạnh xương sống. Bố tôi lạnh lùng quay lại hỏi : “Thi, hôm nay ba mẹ đi hết. không hề cho con tiền, lấy đầu tiên mà con đi chơi với bạn !”. Tôi giật mình ấp úng không nói nên lời. Bấy giờ mẹ tôi mới lên tiếng: “Thôi rồi, là con rồi, mẹ thất vọng về con quá, chính mình lấy mà không tự nhận, mẹ buồn vì con đã gian dối, buồn vì con đã nói hỗn với bà…”.

Đôi chân tôi run run rồi quỳ xuống, mắt tôi rưng rưng, nước mắt chảy dài. Tôi không khóc cho kẻ bị phát hiện mà tôi khóc vì lời của mẹ nói, nó như hàng trăm mũi kim đâm chích vào tim tôi. Đến khi tôi nhận ra thì thật muộn màng, tôi đã bán rẻ lòng tin của mình chỉ trong một phút lầm lỡ.

Bỗng có một bàn tay dịu dàng, ấm áp ôm lấy tôi và giọng nói nhẹ nhàng, thiết tha của bà : “Thôi đừng khóc nữa, cháu biết lỗi là tốt rồi”. Rồi bà quay lại nói :”Thi à, bà tuy nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng tự trọng. Bà rất yêu cháu, yêu rất nhiều”. Lần này, tôi oà khóc thật sự, cứ như một người vừa lạc trong rừng giờ mới thấy ánh mặt trời. Ôi, đôi mắt bà sao nhân từ thế, lòng bà sao nhân hậu thế. Người bà của tôi đây sao, người thật hiền hậu và bao dung. Tôi yêu bà biết bao nhiêu ! Vừa ôm bà, tôi vừa khóc : “Bà ơi, cháu có lỗi với bà”.

Sau đó là vòng tay của ba mẹ ấm áp đến nao lòng. Có lẽ, ba mẹ đã tha thứ cho tôi. Tình thương bây giờ đầy ắp cả căn nhà khiến cô giúp việc cũng bật khóc.

Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy rất hối hận. Đừng nên làm những điều dại dột với những người thân yêu của mình, các bạn nhé !

 

 

 

Đề: Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy (cô) giáo buồn
Đánh giá bài viết