A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Văn học, nghệ thuật

1. Văn học

– Văn học dân gian phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, truyện tiếu lâm.

Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Các tác phẩm nổi tiếng khác là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu. Ngoài ra, còn có nhiều truyện nôm khuyết danh.

– Văn học phản ảnh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật

– Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến khắp nơi. Ở miền xuôi có các làn điệu quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng. Ở miền núi, có hát lượn, hát khắp, hát xoan.

– Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ.

– Kiến trúc có chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng, cung điện, lăng tẩm ở Huế, Khuê văn Các ở Văn Miếu.

– Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng có 18 tượng ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng trong cung điện Huế.

II. Giáo dục, khoa học-kĩ thuật

1. Giáo dục, thi cử

– Thời Tây Sơn, trường công được mở ở các làng xã, đưa chữ Nôm vào thi cử.

– Thời Nguyễn, tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử giám đặt ở Huế. Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài.

2. Sử học, địa lí, y học

a. Sử học, địa lí

Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên

– Triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.

– Lê Quý Đôn là tác giả: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ.

– Phan Huy Chú là tác giả của Lịch triều hiến chương loại chí.

– Một số công trình khác: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định…

b. Y học

Lê Hữu Trác phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm linh.

3. Những thành tựu về kĩ thuật

– Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

– Thợ thủ công nhà nước chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng là

A. Hồ Xuân Hương.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Nguyễn Du. 

D. Cao Bá Quát.

2. Tác giả có tác phẩm kiệt xuất làm rạng rỡ nền văn học dân tộc là

A. Cao Bá Quát.

B. Nguyễn Du.

C. Hồ Xuân Hương.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

3. “Tứ dịch quán” được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 1802.

B. Năm 1804.

C. Năm 1836.

D. Năm 1806.

4. Triều Tây Sơn có bộ

A. Đại Nam thực lục.

B. Đại Nam liệt truyện.

C. Đại Việt thông sử.

D. Đại Việt sử kí tiền biên.

5. Gia Định thành thông chí được viết bởi

A. Trịnh Hoài Đức.

B. Lê Quang Định.

C. Phan Huy Chú.

D. Ngô Nhân Tĩnh.

6. Lịch triều hiến chương loại chí là của

A. Lê Quang Định.

B. Trịnh Hoài Đức.

C. Phan Huy Chú.

D. Lê Quý Đôn.

7. Nhất thống dư địa chí là của

A. Phan Huy Chú.

B. Lê Quang Định.

C. Lê Quý Đôn.

D. Trịnh Hoài Đức.

8. Nhà bác học lớn nhất thế kỉ XVIII là

A. Ngô Nhân Tĩnh.

B. Nguyễn Du.

C. Phan Huy Chú.

D. Lê Quý Đôn.

Câu 2. Những thành tựu khoa học-kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 1A, 2B, 3C, 4D, 5A, 6C, 7B, 8D

Câu 2. Những thành tựu khoa học-kĩ thuật của nước ta thời kì này chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
Đánh giá bài viết