A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

– Ở triều đình, một số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế.

– Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn.

– Tuyển chọn, bổ dụng quan lại bằng khoa cử.

2. Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý-Trần có đặc điểm gì khác nhau?

Nhà nước thời Lý-Trần là nhà nước quan chủ quí tộc, nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quan chủ quan liêu chuyên chế.

3. Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý Trần?

– Giống nhau: Bảo vệ quyền lợi của vua, triều đình, giai cấp thống trị, khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ quyền tự hữu tài sản.

– Khác nhau: Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ hoàn chỉnh hơn và có một số điều luật bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, phụ nữ.

4. Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý-Trần?

– Giống: đạt được nhiều thành tựu.

– Khác: Kinh tế thời Lê sơ phát triển hơn.

5. Xã hội thời Lý-Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau?

Xã hội thời Lý-Trần và thời Lê sơ đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp: quý tộc, địa chủ nông dân, nô tì.

Khác nhau ở chỗ, thời Lý-Trần tầng lớp quí tộc vương hầu rất đông, nô tì cũng đông. Ở thời Lê sơ tầng lớp nô tì ít hơn, tầng lớp địa chủ động hơn.

6. Văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê sơ có gì khác với thời Lý-Trần? 

– Đạo Phật không còn phát triển như trước, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

– Tổ chức nhiều khoa thi, số người đi học và đỗ đạt nhiều hơn,

– Khoa học, nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu mới

B. BÀI TẬP

Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý-Trần và thời Lê sơ theo mẫu dưới đây:

Thời Lý (1009-1225) Thời Trần (1226-1400) Thời Lê sơ (1428-1527)
Các tác phẩm văn học
Các tác phẩm sử học

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Thời Lý (1009-1225) Thời Trần (1226-1400) Thời Lê sơ (1428-1527)
Các tác phẩm văn học Nam quốc sơn hà Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng Quân trung từ văn mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu “ca, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.
Các tác phẩm sử học Đại Việt sử kí Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông thảo tổng luận, Hoàng triều quan chế.

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 21: Ôn tập chương IV
Đánh giá bài viết