A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thời Lý-Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các cuộc xâm lược của quân Tống, quân Mông-Nguyên

– Năm 1075-1077, kháng chiến chống quân xâm lược Tống. – Năm 1258, kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.

– Năm 1285, kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên.

– Năm 1277-1278, kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên.

2. Diễn biến của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông-Nguyên thời Trần:

– Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến:

+ Kháng chiến chống Tống thời Lý: Thời gian bắt đầu là tháng 10-1075, thời gian kết thúc là cuối mùa xuân 1077.

+ Kháng chiến chống quân Mông Cổ: thời gian bắt đầu là đầu tháng 11258, thời gian kết thúc là cuối tháng 1-1258.

+ Kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên: thời gian bắt đầu là cuối tháng 1-1285, thời gian kết thúc là tháng 6-1285.

+ Kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên: thời gian bắt đầu là cuối tháng 12-1287, thời gian kết thúc là tháng 4-1288.

– Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến:

+ Kháng chiến chống Tống thời Lý: Mở đầu quân đội nhà Lý tiến công để tự vệ, tập kích lên đất Tống phá các căn cứ xuất phát đi xâm lược của quân Tống. Khi địch đã bị đánh cho “mười phần chết năm, sáu” thì chủ động “giảng hòa” kết thúc chiến tranh.

+ Kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần: cả ba lần đầu chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công tiêu diệt địch. Cả ba lần đều thực hiện “vườn không, nhà trống”. Riêng lần thứ ba thì đánh đoàn thuyền lương và bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng.

– Gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến:

+ Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý có: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc.

+ Các cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần có: Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Khánh Dư.

C. Trần Thủ Độ.

D. Lý Thường Kiệt.

2. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng là

A. ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên.

B. kháng chiến chống Tống thời Lý.

C. kháng chiến chống quân Mông Cổ.

D. kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên.

3. Trận quyết định đánh tan quân Tống diễn ra ở

A. Tây Kết.

B. Vạn Kiếp.

C. bờ Bắc sông Như Nguyệt.

D. sông Bạch Đằng.

4. Trận quyết định đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên diễn ra ở

A. Hàm Tử.

B. Bạch Đằng.

C. sông Như Nguyệt.

D. Chương Dương.

Câu 2. Lập bảng thống kê những sự kiện lớn trong lịch sử nước ta thời Lý – Trần theo trình tự niên đại và sự kiện.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 1D, 2A, 3C, 4B.

Câu 2.

Niên đại Sự kiện
1009 Nhà lý thành lập.
1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long
Năm 1054 Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.
Năm 1070 Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu.
Năm 1075 Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên.
Năm 1076 Nhà Lý mở Quốc tử giám.
1075-1077 Kháng chiến chống Tống thời Lý-Trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt đánh tan quân Tống.
Năm 1226 Nhà Trần thành lập.
Năm 1258 Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ-Trận Đông Bộ Đầu.
Năm 1285 Kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên, trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết.
1287-1288 Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên – Trận Bạch Đằng đập tan mộng xâm Đại Việt của nhà Nguyên.

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 17: Ôn tập chương II và chương III
Đánh giá bài viết