A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Nhà Trần thành lập

1. Nhà Lý sụp đổ

Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Biểu hiện:

– Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

– Lụt lội, hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, dân chúng rất cực khổ. – Dân nghèo nổi dậy đấu tranh.

– Một số thế lực phong kiến ở địa phương đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân, chống lại triều đình. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống các lực lượng nổi loạn.

Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

– Chính quyền Trung ương:

Đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Giúp vua có các đại thần, các quan văn võ. Quốc sử viện đảm nhận việc viết sử, Thái y viện coi việc chữa bệnh trong cung vua. Tôn nhân phủ nắm sự vụ của họ hàng tôn thất. Các chức quan Hà đề sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.

– Chính quyền địa phương:

Cả nước chia làm 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ. Dưới lộ là phủ, do tri phủ cai quản; châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã do xã quan đứng đầu.

3. Pháp luật thời Trần

– Ban hành bộ Quốc triều hình luật.

– Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo.

– Để chuông ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan.

II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng

– Xây dựng quân đội:

+ Tổ chức thành hai bộ phận: Cấm quân và quân ở các lộ

+ Tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”

+ Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.

– Củng cố quốc phòng:

+ Cử tướng giỏi cầm quân giữ các vị trí hiểm yếu.

+ Vua Trần thường đi tuần tra.

2. Phục hồi và phát triển kinh tế

– Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

+ Đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi đốc thúc việc đắp đê.

+ Nông dân tích cực cày cấy.

– Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí.

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in…

– Thương nghiệp:

+ Chợ mọc lên nhiều, ở Thăng Long bên cạnh Hoàng thành có 61 phường.

+ Buôn bán với thương nhân nước ngoại tấp nập ở Hội Thống, Hội Triều, Vân Đồn

B. BÀI TẬP

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng

1. Chức quan trông coi việc đắp đê là

A. Khuyến nông sứ.

B. Đồn điền sứ.

C. Hà để sứ.

D. Thẩm hình viện.

2. Cơ quan xét xử việc kiện cáo là

A. Thẩm hình viện.

B. Quốc sử viện.

C. Thái y viện.

D. Tôn nhân phủ.

3. Cơ quan đảm nhiệm việc viết sử là

A. Tôn nhân phủ.

B. Quốc sử viện.

C. Thẩm hình viện.

D. Thái ý viện.

4. Chánh An phủ sứ là chức quan đứng đầu

A. huyện.

B. châu.

C. phủ.

D. lộ.

Câu 2. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 1C, 2A, 3B, 4D

Câu 2. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Đánh giá bài viết