I. Yêu cầu

– Kiểu bài lập luận giải thích.

– Nội dung : giải thích lời khuyên trong câu ca dao Nhiễu điều … thương nhau cùng.

II. Gợi ý

– Nhớ lại những câu ca dao, tục ngữ có cùng lời khuyên với câu ca dao trên.

– Xác định ý nghĩa các hình ảnh trong bài ca dao để tìm ra lời khuyên. – Nhớ lại cách làm bài nghị luận giải thích.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Mỗi người dễ dàng tìm thấy trong ca dao, tục ngữ những lời khuyên hữu ích về đạo lí.

– Câu ca dao Nhiễu điều … thương nhau cùng đã trở nên quen thuộc với người Việt từ bao đời nay.

B. THÂN BÀI

1. Hiểu câu ca dao như thế nào ?

– Giải thích hình ảnh “nhiễu điều phủ lấy giá gương”:

+ Tấm nhiễu đỏ phủ giữ cho gương trong sáng, tôn thêm vẻ đẹp của giá gương.

+ Cũng có thể hiểu đó là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam : tấm nhiễu đỏ phủ giá gương thờ đặt ở nơi trang trọng trên bàn thờ tổ tiên gợi sự thiêng liêng, nhớ về tổ tiên.

+ Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiều điều.

+ Từ đó, liên tưởng đến mối quan hệ giữa người với người – câu ca dao trở thành lời nhắc nhủ : Người trong một nước phải thương nhau cùng.

– Ý nghĩa bài ca dao : khuyên người trong một nước phải đoàn kết, yêu thương nhau.

2. Hiểu lời khuyên trong câu ca dao như thế nào ?

– Trong tâm thức, mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Vì vậy thương yêu nhau chính là đạo lí.

+ Xưa truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

+ Những lời khuyên đã trở thành đạo lí :

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

– Tình cảm yêu thương đoàn kết sẽ giúp con người vượt qua khó khăn, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, có cuộc sống ổn định hơn hoặc vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

+ Những sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần đã giúp nhiều người có ý chí, nghị lực để sống tốt hơn.

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần, giúp dân tộc ta chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm.

+ Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta từ xưa đến nay.

+ Non sông gấm vóc do bao đời xây dựng nên.

3. Làm thế nào để phát huy được đạo đức tốt đẹp đó ?

– Biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

– Thái độ giúp đỡ chân thành, kịp thời…

C. KẾT BÀI :

– Ca ngợi truyền thống tình cảm cao đẹp đó của dân tộc.

Đề: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng
4.9 (97.5%) 8 votes