I. Yêu cầu

– Tạo lập một văn bản nghị luận theo cách lập luận giải thích.

– Nội dung giải thích lời khuyên về học tập: “Học, học nữa, học mãi !” của Lê-nin.

II. Gợi ý

– Chú ý các bước tạo lập văn bản : phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết hoàn chỉnh văn bản.

– Vận dụng tự nhiên các cách lập luận giải thích.

– Học tập là vấn đề gần gũi với đời sống của các em, do đó nên mạnh dạn trình bày ý kiến riêng để bài viết độc đáo.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Dẫn vào đề : phong trào học tập hiện nay.

– Giới thiệu câu nói của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi ! Câu nói đã trở thành phương châm của nhiều người.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:

+ Học nữa : học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học.

+ Học mãi : học không ngừng, suốt đời. Lê-nin khuyên chúng ta phải không ngừng học tập.

2.  Vì sao phải không ngừng học tập ?

+ Những kiến thức học được ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng.

+ Tri thức của nhân loại là vô hạn – “biển học mênh mông” – hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thoả mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn, trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần không ngừng học tập.

+ Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật,… ngày một phát triển. Không học sẽ | lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội.

3.  Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lê-nin ?

– Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.

+ Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.

+ Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.

C. KẾT BÀI

– Một vĩ nhân cũng từng nói : “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”.

– Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

IV. Bài minh họa

Mỗi người khi sinh ra đều được làm quen với nhiều điều mới lạ từ thế giới bên ngoài để có nhận thức về cuộc sống và chính điều đó sẽ là một phần quan trọng làm nên nền tảng của việc học sau này… Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng, luôn tạo ra những chân trời tri thức mới, nó bắt ta phải luôn tìm cách biết khám phá và chinh phục. Vì thế, Lê-nin đã nhắc nhở: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.

Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của những người đi trước để lại, nhằm mở mang hiểu biết của mình. Học thực ra cũng xuất phát từ nhu cầu cần hiểu biết, khơi gợi nên sự tò mò, ham muốn khám phá thế giới, vũ trụ,… của con người. Xã hội càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu làm cho nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu. Riêng điều đó được khẳng định rõ rang tầm quan trọng của việc học. Đó chính là yếu tố trong lời dạy của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi” ? Bởi trong đại dương bao la rộng lớn tri thức của nhân loại, những gì ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ bé, chúng ta phải làm cho giọt nước nhỏ bé ấy lớn dần lên, tích luỹ được nhiều tinh hoa của biển trời mênh mông. Và để làm được điều đó, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, không có điểm dừng. Học để hiểu biết nhiều hơn.

Nhưng học tập cũng phải có động cơ, mục đích đúng đắn, cao đẹp. Chúng ta cần học để có trình độ, có kiến thức thành tài, mai sau cống hiến cho xã hội, phục vụ sự nghiệp lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Con người học để làm người, rèn luyện nhân cách, nâng cao phấm giá, xác định tương lai và học còn là con đường dẫn đến mọi thành công. Người xưa có câu rằng:

“Nhân bất học bất tri kỉ
Ấu bất học lão hà vi.”

Kẻ mà vô học thì chẳng biết nghĩa lí tri thức gì, tre mà không học thì về gia chăng làm được gì. Sự học là cái chìa khoá mở mọi kho báu trên đời. Học hôm nay để lao động ngày mai và giúp ích cho đời. Học để có văn hoá và ki thuật, để tạo ra một chỗ đứng một vị thế xứng đáng trong xã hội. Học là một ước mơ, khát vọng của con người. Học không chỉ cho riêng mình mà học để phục vụ, đó là đích đến của việc học, học có mục đích và lí tưởng.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào ? Với con người, có nhiều cách học khác nhau nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, sách vở thì phải học có lí thuyết vững chắc, làm tốt bài tập và phải biết kết hợp với lao động làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. Để bổ sung kiến thức chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, biết được những thông tin có ích qua các phương tiện truyền thông phổ biến. Nhưng không phải là chỉ học ở trường, chúng ta còn có thể học từ xung quanh. Càng tiếp xúc với thực tế, ta càng quan sát được nhiều điều hay, ở trong cuộc sống để rút ra bài học, kinh nghiệm để đời. Có biết được thì mới hiểu sâu, hiểu rộng, đây mới là thực sự biết học. Muốn học thì phải hỏi, phải nhìn nhận vấn đề toàn diện. Ngay như với học trò, nhờ thầy mới học được điều hay nhưng học bạn, học gương những lớp người trước cũng là một cách để trau dồi phát triển học thức tiến bộ và thiết thực. Cha ông xưa đã dạy “Học thấy không tày học bạn”.

Tuy vậy, học như thế phải chăng là đã đủ ? Còn với xã hội, giao tiếp, con người cần học gì ? “Tiên học lễ, hậu học văn” con người có giỏi thì cũng phải học lễ nghi, phép tắc. Dù ai học văn hoá tốt đến mấy mà không biết cách ứng xử, giao tiếp ngoài đời thì chưa chắc đã làm nên việc gì. Vì thế, chúng ta cần học hỏi nhiều trong cách giao tiếp, ứng xử sao cho lịch sự, tế nhị. Lời ăn, tiếng nói tránh thô lỗ, mất lòng người khác.

Học quả là có lợi nhưng có ai nghĩ rằng học có mặt hại ? Học chỉ có lợi khi ta biết sử dụng phương pháp hợp lí, biết học đúng cách, đúng nơi, đúng lúc, đúng điều cần phải học. Còn ngược lại thì học thật có hại cả về tâm trí lẫn sức khoẻ. Thế mới biết rằng : Học cũng không phải dễ dàng.

Vậy còn với bản thân mà người học sinh chúng ta thì tại sao phải học ? Phải học như thế nào cho hiệu quả ? Là học sinh, chúng ta cần có tính tự giác học tập, học từ thầy cô, bạn bè, sách vở… nhưng phải biết dựa vào những điều học được để phát triển khả năng. Tự học rèn cho học sinh tính tự lập cao trong cuộc sống, không bị phụ thuộc quá nhiều, ảnh hưởng lớn từ người khác. Học sinh học để đạt kết quả tốt trong thi cử, để thành người có văn hoá, giáo dục, có đủ tài năng và khả năng làm giàu cho đất nước, quê hương, hoà nhịp với Cộng đồng. Nước Việt Nam đang trên đà phát triển của Công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nhiệm vụ học tập rất quan trọng bởi tương lai của đất nước đang nằm trong tầm tay thế hệ trẻ chúng ta. Muốn vậy mỗi học sinh phải nhớ tới trách nhiệm của mình đối với lời Bác dạy:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở Cộng học tập của các em.”.

“Học, học nữa, học mãi” câu nói của Lê-nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập hơn nữa. Đừng bao giờ cho rằng học đã đủ mà hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trở thành công dân tốt cho đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã được những gì mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm được gì cho Tổ quốc.

Đề: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học,học nữa, học mãi
Đánh giá bài viết