I. Yêu cầu

– Kiểu bài lập luận chứng minh.

– Chứng minh một truyền thống được phản ánh trong câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

II. Gợi ý

– Dẫn chứng cho vấn đề cần phải chứng minh rất rộng, có thể lấy trong lịch sử, trong văn học, trong đời sống hiện nay.

– Để giải quyết được vấn đề, cần vận dụng lí lẽ và đưa dẫn chứng để làm rõ việc nhớ ơn người đi trước, người đặt nền móng, khai mở nguồn sống đã trở thành một truyền thống của người Việt Nam.

-Từ đó, xác định một thái độ đúng đắn đối với việc ứng xử trong cuộc sống, tham gia các phong trào thể hiện lòng biết ơn đó.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần chứng minh.

+ Phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

+ Ông cha ta luôn đề cao đạo lí biết ơn.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích

– Nghĩa đen của câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : quả – cây – ăn quả – người trồng cây.

– Nêu lên nghĩa bóng : quan hệ của người hưởng thụ đối với người tạo dựng – hưởng thành quả lao động do người khác để lại phải biết trân trọng, yêu quý, bảo vệ,…

– Ý nghĩa cả câu : thế hệ đi sau thừa hưởng thành quả của thế hệ đi trước thì phải biết ơn người đi trước, từ đó hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình.

2. Chứng minh Ăn quả nhớ kẻ thống cây thở thành đạo Ií của người Việt Nam

– Các câu tục ngữ khác cùng nội dung (dẫn chứng).

– Các câu ca dao khác cùng nội dung (dẫn chứng).

– Những lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng (dẫn chứng).

– Các phong trào xã hội đền ơn đáp nghĩa (dẫn chứng).

– Lòng biết ơn với những người sinh thành, nuôi dưỡng, với tổ tiên.

– Lòng biết ơn với những người dạy dỗ, giúp ta khôn lớn, trưởng thành.

– Biết ơn những người đã và đang lao động trên các mặt trận lao động, khoa học kĩ thuật, y tế.

– Biết ơn những người hi sinh xương máu, tuổi xuân và sức lực cho nền độc lập hôm nay.

3. Liên hệ với môi trường học sinh, với bản thân

Biết ơn – nhiệm vụ học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội.

C. KẾT BÀI

– Khẳng định đạo lí tốt đẹp của người Việt Narn. Lòng biết ơn cũng là thước đo phẩm giá của mỗi con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

– Xác định thái độ đúng đắn đối với việc tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

IV. Bài minh họa

Lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình người đi trước đã trở thành truyền thống quý báu của ông cha ta xưa. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Là học sinh, mỗi chúng ta phải luôn kế thừa và phát huy đạo lí tốt đẹp đó.

Đây là một lời răn dạy vô cùng sâu sắc của ông cha ta về thái độ sống, cách cư xử giữa người với người. Khi chúng ta ăn một trái cây chín mọng thì phải nhớ tới người có công vun xới cho cây trái đơm hoa kết quả. Nghĩa là ta phải biết ơn người đã trồng cây. Nói rộng hơn việc ăn quả, khi chúng ta hưởng thụ thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một tấm áo đẹp, dạo chơi trên đường ngát hương hoa,… chúng ta phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi xương máu của mình để rồi chúng ta được nhận thành quả đó.

Lòng biết ơn, thái độ trân trọng đó đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, đã trở thành một truyền thống. Câu tục ngữ khác “Uống nước nhớ nguồn” hay “Uống nước nhớ người đào giếng” cũng nói về tinh thần đó.

Trong gia đình, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, những người đã có công dưỡng dục chúng ta nên người từ thuở còn trong nôi. Cha mẹ đã dạy bảo chúng ta phải biết ơn qua các câu hát ru :

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Lòng biết ơn đó còn thể hiện ở những ngày cũng lễ thờ tổ tiên. Nhưng người con, người cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên những thế lễ vật với tấm lòng thành kính của mình.

Lòng biết ơn, đạo lí thuy chung là bổn phận của mỗi chúng ta trong đời sống. Lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải là hành động thiết thực. Các lễ hội lần lượt diễn ra hàng năm cũng nói lên điều đó. Hội đền Hùng để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công gây dựng lên đất nước, Hội đến Gióng để tưởng nhớ tới người tráng sĩ làng Gióng đã đánh giặc Ân bảo vệ đất nước.

Nhà nước ta còn có các ngày lễ kỉ niệm : Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ để tôn vinh những người thầy đã dạy cô ta nên người, nhưng người phụ nữ đã hi sinh tất cả cho gia đình và cho đất nước. Mặc ngày 27 – 2, Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhưng chúng ta hãy nghĩ lại thời điểm đó một năm trước, khi đại dịch SARS đang hoành hành. Nhưng người bác sĩ đó không sợ căn bệnh chết người mà vẫn lao vào chăm sóc những người bị bênh. Đã có những bác sĩ, những y tá hi sinh khi chăm sóc cho bênh 1 Chính vì thế chúng ta phải biết ơn những người đó. Nhà nước ta còn có các phong trào để đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Những hành động đó không chỉ là phong trào mà còn là bài học cho mỗi con người.

Học sinh chúng ta cũng đã góp phần không nhỏ trong phong {Tao chung như đi thăm các bà mẹ anh hùng, quyên góp quỹ “Áo lua tung ba” và gần đây nhất là quyên góp tiền “Vi Điện Biên thân yêu” nhân kỉ niệm năm mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống tốt đẹp ấy. Cũng từ đó ta hiểu rằng cha mẹ, thầy cô là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì thế ta phải làm đúng bổn phận của người con trong gia đình, người học trò ngoan. Đó là thể hiện lòng biết ơn tới mọi người đã chăm sóc, dạy dỗ mình. Đó là một hành động đẹp của thế hệ trẻ ngày nay.

Câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ đạo lí làm người. Ta càng hiểu sâu sắc hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhân dân và đất nước.

 

Đề: Chứng minh rằng: Ông cha ta từ xưa đến nay đã thực hiện truyền thống đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
4.9 (97.5%) 24 votes