BÀI LÀM

I. TÁC GIẢ

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ mà hoàn cảnh sống và sáng tác của bà vẫn còn gây nhiều bàn cãi. Thời đại bà sống và viết vẫn chưa được xác định rõ (có tài liệu cho rằng cuối thế kỉ XVIII, những phát hiện gần đây lại cho rằng đầu XIX). Người ta lưu truyền bà quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh là Hồ Phi Diễn, một ông đồ nghèo bỏ quế ra Hải Dương dạy học. Gia đình bà có một thời sống ở gần Hồ Tây, Thăng Long (Hà Nội bây giờ).

Bà là người phụ nữ thông minh nhưng không được học nhiều, đường tình cảm lắm gian truân, ngang trái. Bà là người thích đi đây đi đó, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã vào tác phẩm của bà.

Hồ Xuân Hương nổi tiếng chủ yếu với những sáng tác bằng chữ Nôm, người ta gọi bà là Bà Chúa thơ Nôm. Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tư, đó là cảnh ngộ của một người phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết mực tài hoa nhưng cuộc đời riêng tư lại là một chuỗi bất hạnh. Ngoài ra, mảng thơ viết về thiên nhiên cũng rất độc đáo và ấn tượng. Thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, tràn đầy sắc màu, âm thanh, sức sống qua ngòi bút tài hoa của bà. Thơ Xuân Hương một mặt thông cảm, bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, mặt khác nhạo báng nhiều nhân vật tiêu biểu trong xã hội ấy như đám sĩ tử, bọn quan lại dâm ô, giới tu hành đạo đức giả. Về nghệ thuật. thơ bà kế thừa truyền thống châm biếm đả kích sắc sảo, sâu cay trong văn học dân gian. Thơ bà được sáng tác bằng hình thức Đường luật nhưng bà đã đưa vào hình thức thơ tao nhã, quý phái này những vấn đề giản dị của cuộc sống trần tục đời thường. Ngôn ngữ thơ khai thác triệt để sức mạnh của ca dao, tục ngữ dân tộc. Ngoài mảng thơ Nôm. Hiện nay giới nghiên cứu phát hiện nhiều tác phẩm chữ Hán đang được lưu truyền là của bà. 

II. TÁC PHẨM

1. Về thơ Nôm Đường luật

Thơ Nôm Đường luật là thể loại lớn của văn học Trung đại Việt Nam. Thể loại này phát triển trên cơ sở tiếp thu thơ Đường luật Trung hoa nhưng lại được sáng tác bằng chữ Nôm, vì vậy, nó đã trở thành một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Thơ Nôm Đường luật bao gồm cả thơ thất ngôn, thơ ngũ ngôn…

Khuôn mẫu chặt chẽ của thơ luật làm cho bài thơ cân xứng hài hoà, thanh tao. Chữ Nôm lại làm cho thơ Nôm Đường luật trở nên dễ hiểu, gần gũi hơn với việc diễn tả tâm tư, tình cảm của người Việt Nam. Vì vậy, đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật thường là những đề tài, chủ đề quen thuộc với cuộc sống cười thường của người Việt Nam. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thường chân thực, bình dị; tiếng Việt được sử dụng một cách linh hoạt mềm mại.

2. Tự tình (Bài II)

a. Chùm thơ “Tự tình” (I, II, III)

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt thời phong kiến bởi bà nằm trong số ít ỏi những phụ nữ làm thơ, mà lại làm thơ về thân phận và cảnh ngộ của mình. Nhóm ba bài thơ có tên là Tự tình nằm trong mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tư, thể hiện nỗi niềm tâm sự của một người phụ nữ nhạy cảm, gặp nhiều trắc trở trong tình duyên. Mỗi bài thơ bà gieo một vần khác nhau nhưng đều thể hiện cái cô đơn, hờn tủi của người đàn bà khi tình duyên không tròn đầy. Tự tình (II) là một bài thơ hay trong chùm ba bài thơ cùng tên trên. 

Cả ba bài đều cho chúng ta thấy tài năng đặc biệt của Bà Chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương hàng loạt từ ngữ mang sắc thái biểu đạt cao như duyên mõm mòn, vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, mảnh tình san sẻ tí con con, nổi nênh, lênh đênh, lai láng, bập bềnh, tấp tênh,… nhấn mạnh chiều sâu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, trong ca ba bài thơ, Xuân Hương còn thành công khi sử dụng lối câu đảo ngữ làm tăng sức mạnh của ngôn từ.

b) Bài thơ “Tự tình” (II)

– Hai câu đề: Mở đầu bài thơ là điểm thời gian canh khuya khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là khi Xuân Hương nhận ra tình cảnh đáng thương của bạn thân: Trơ cái hồng nhan với nước non. Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong điểm thời gian đặc biệt (trong thơ cổ, không gian rộng lớn rợn ngợp và thời gian vô thủy vô chung bao giờ cũng nhận sâu cảm giác cô đơn, bé nhỏ của con người). Tiếng trống canh được cảm nhận trong cái tĩnh lặng (văng vẳng), trong sự phấp phỏng như sợ bước chuyển mau lẹ của thời gian (dồn). Đối diện với thời gian ấy là cái hồng nhan. Chữ trơ được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, nỗi đau của một phụ nữ bất hạnh trong tình duyên là có thật, không thể che dấu.

Cách dùng từ của Xuân Hương thật độc đáo, trợ kết hợp với cái hồng nhan khoét sâu thêm cái bẽ bàng của duyên phận.

– Hai câu thực: Trong khoảnh khắc của canh khuya ấy là một người phụ nữ cùng đối diện với rượu và trắng, mượn trăng làm bạn, mượn rượu vơi sầu. Tuy nhiên rượu không thể say (say lại tỉnh), trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Chỉ có mấy chữ thôi mà thể hiện một nỗi niềm chất chứa tham lam vào cảnh vật. Hai câu thơ ngậm ngùi cho thân phận con người, tuổi xuân đã trôi qua mà duyên vẫn còn chưa trọn vẹn. Say lại tình nhấn mạnh trạng thái luận quân của tình duyên.

– Hai câu luận. Như nén chặt trong lòng nỗi tủi cực ta lại bắt gặp nỗi niềm phẫn uất trong Tự tình (I) (Oán lận trong ra khắp mọi chòm.. – Sau giận vì duyên để mõm mòn). Nỗi niềm phẫn uất của Tự tình II nhuốm trong sắc màu của thiên nhiên: Xiên ngang mặt đất, rêu từng dám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Hai câu thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng của con người. Các động từ xiên ngang, đâm toạc là những từ thể hiện nỗi phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người. Câu thơ mang cảm xúc mạnh của Tự tình I (Thân này đâu dễ chịu già tom) và của Tự tình III (Cầm lái mạc ai lãn. bến đỗ –  Dong lèo tay kẻ rắp xuôi ghềnh).

– Hai câu kết: Khác hẳn với những bài Tự tình khác, trong Tự tình I, kết bài là một Xuân Hương tự thu mình với một tâm trạng chán chường, buồn tủi: Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con. Hai câu kết kết hợp thật tài tình với những ý thơ trên. Nỗi ám ảnh thời gian vẫn còn (xuân đi xuân lại lại); say lại tỉnh ở câu trên kết với xuân đi xuân lại lại ở câu cuối làm nên một vòng luẩn quẩn của tình, của duyên. Mùa xuân đi, mùa xuân trở lại cũng có nghĩa là tuổi trẻ sẽ vơi dần. Vì thế mới xuất hiện một câu thơ tuyệt hay chất chứa tâm trạng dây tủi hờn của nữ sĩ nổi tiếng là ngang tàng này : Mảnh tình san sẻ tí con con. Chút ít thói mảnh tình mà chỉ được san sẻ tí con con. Kết bài là một tâm trạng đầy bi kịch. Câu thơ gợi cái xót xa, tội nghiệp về thân phận, tình duyên người phụ nữ trong xã hội cũ. Câu kết Tự tình II làm cho bài thơ thiên về chiều sâu, nói một cách thật hơn những có lẽ của số phận.

Tác phẩm thể hiện thật cảm động khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong cảnh làm lẽ. Cách thể hiện hết sức độc đáo cho thấy nhột thái độ phản ứng mạnh mẽ, gay gắt nhưng đầy bất lực. Bài thơ thể hiện tài năng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng từ ngữ. Mỗi một từ bà dùng đều có sắc thái biểu đạt cao các trạng thái tâm trạng phức tạp của một tâm hồn nhạy cảm. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ làm cho sắc thái cảm xúc tăng tiến; mãnh liệt hơn.

ĐỀ 92: Cảm nhận bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đánh giá bài viết