BÀI LÀM

1. Để làm nổi bật cái hay ở hai câu thơ đầu của Tự tình (II), có thể so sánh với hai câu đầu của Tự tình (I) Cả hai bài đều dùng cái động (tiếng gà văng vẳng, trống canh văng vẳng) để làm nổi bật cái tình, cái tình của đêm khuya về sáng, song thời điểm cụ thể có chỗ khác biệt. Ở Tự tình (II) rõ ràng là “đêm khuya”. Còn ở Tự tình (I), có thể suy đoán là “lúc tàn canh” và “một đêm đã qua” (Lê Xuân Lít – Gợi ý phân tích Tự tình (I) trong Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sđd, trang 45) vì ngay sau đó, nhà thơ đã có thể “trông ra khắp mọi chòm”. Ở Tự tình (II), không chỉ “đêm khuya” mà còn có “trống canh” và cũng không nói là canh mấy, chỉ biết trong canh dồn dập, tức không chỉ đơn thuần là thời điểm mà còn có cá sự diễn trên của thời gian, sự diễn tiến ấy cũng không phải được đo đếm một cách khách quan (dù là bằng “đồng hồ cát” ngày xưa hay đồng hồ hiện đại) mà qua sự cảm nhận của một chủ thể trữ tình đang muốn níu kéo thời gian lại.

Câu thứ hai không dùng từ “oán hận” như Tự tình (I) nhưng nỗi oán hận đã toát lên một cách thấm thía, sâu sắc và cả mãnh liệt nữa qua sắc thái biểu cảm rõ nét của hầu như tất cả các từ trong câu cũng như cách kết hợp đặc biệt giữa chúng: trơ, cái hồng nhan, với nước non. Hồng nhan nghĩa là người con gái đẹp, đứng riêng, mang sắc thái khẳng định, song với cách suy nghĩ truyền thống, dường như mặc định có một định ngữ bạc mệnh kèm theo. Kèm thêm cái cả cụm từ lại mang cả sắc thái đay nghiến xót xa. Trở không chỉ có ý nghĩa trơ trọi, cô độc mà còn có tính chất gan lì: nhất là khi “trơ… với nước non”! Sức mạnh biểu đạt của câu thơ còn được chân lên gấp bội nhờ phép đảo ngữ (đặt chữ trơ lên đầu câu) và cách ngắt nhịp khác với lối ngắt nhịp thông thường của câu thơ Đường luật (Trơ / cái hồng nhan / với nước non). 

2. Đặng Hiển đã nêu lên một số gợi ý về cách thưởng thức ý nghĩa và vẻ đẹp của hai câu thực. 

Đọc hai câu này có thể liên tưởng tới hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Lý Bạch:

Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu 
Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu         
(Rút dao chém nước, nước cứ chảy 
Cất chén tiêu sầu, sầu càng sầu)    
                                                 (Trên lầu Tạ Diểu ..) 

Cách diễn đạt khác nhau và đều rất độc đáo song bản chất là một: Rượu không thể giải được sầu vì đó là nỗi “sầu vạn cổ” (Lý Bạch), mối sầu mênh mang của nhân thế. Và vì thế, càng say lại càng tỉnh, càng tỉnh càng đau xót: Là người mang lư tưởng hiệp sĩ và giỏi kiếm thuật từ thời trai trẻ, Lý Bạch còn một cách trút hận sầu nữa là vung kiếm chém xuống dòng sông đang tuôn chảy. Trong phòng khuê người thiếu phụ Xuân Hương chỉ còn biết qua song trông lên “vầng trăng” những mong tìm được niềm an ủi, song hình ảnh “bóng xế” của vầng trăng “khuyết” lại càng làm cho nàng đau đớn hơn.

Cần nói rõ thêm nhận định sau của Đặng Hiển về câu thơ thứ tư: vầng trăng đã xế bóng, đêm đã sắp tàn mà vầng trăng thì vẫn “khuyết”. Nhận định này sẽ rỏ ra không thỏa đáng nếu quan niệm quan hệ giữa hai vế của câu thơ là quan hệ nhân quả, vì với sự quan sát thông thường, vị trí của vầng trăng, dù lúc mới mọc, đứng bóng hay xế bóng, chẳng có liên quan gì đến việc “khuyết” hay “tròn” cả. Song nếu hiểu tất cả các từ ở đây vầng trăng, xế bóng, khuyết, chưa tròn đều mang hàm nghĩa tượng trưng thì nhận định trên là hoàn toàn chuẩn xác. Ta vẫn chẳng gọi vầng trăng là Hằng Nga, là chị Hằng, một danh xưng tràn đầy nữ tính đó sao. Không phải ngẫu nhiên Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), ở trang 1859, khi đưa ví dụ cho từ xế bóng, đã dùng cụm từ tuổi già xế bóng. Khuyết, tròn cũng mang ý nghĩa tượng trưng như vậy, nhất là khi gắn với “vầng trăng”; trong thơ văn cổ điển, vầng trăng tròn là tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc, đoàn tụ. Và nêu quan niệm như thế, thì không nên cho rằng “chưa tròn” là đồng nghĩa với “khuyết”, là “thừa”, vì “chưa tròn”, xét về ý nghĩa tượng trưng, không hề đồng nghĩa với “không tròn”!

Qua câu thơ, có thể thấy Xuân lương làm bài thơ này khi tuổi không còn trẻ, và dẫu vậy, vẫn chưa hề được hưởng một quãng đời hạnh phúc trọn vẹn. 

3. Dễ thấy sức sống mãnh liệt toát ra từ hai câu luận qua hai động từ kèm theo trạng từ “xiên ngang” và “đâm toạc”. Càng thấy rõ hơn điều ấy khi phân tích những từ, nói đúng hơn là những sự vật, hình ảnh thiên nhiên được dùng làm chủ ngữ và bổ ngữ trong câu. 

Rêu là loài thực vật cao cấp song không có rễ thực sự, cành lá rất nhỏ và mềm yếu. Trong thơ ca cổ, hình ảnh “râu” vẫn thường gợi lên cảnh thâm u, lạnh lẽo (vì nó thường mọc nơi không có hay thiếu ánh nắng mặt trời) hay hoang tàn đổ nát. Tuy nhiên, cũng có những nhà thơ, với sự quan sát tinh tường, với tình yêu cuộc sống thiết tha, vẫn phát hiện ra được vẻ đẹp và sức sống của “yêu”. Chẳng hạn, như trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi: vũ tẩy, đài phô bích (mưa dội, rêu phô màu xanh biếc). Tiếc rằng bản dịch hiện hành đã đánh rơi mất “màu xanh biếc” ấy: Côn Sơn có đá rêu phơi. Chẳng hạn, như trong bài Rêu nổi tiếng của Viên Mai : “Nơi ánh dương chẳng đến – Lại đến cả mùa xuân; loa rêu nhỏ tựa tấm – lọc nở theo mẫu đơn!”. Tuy nhiên, có thể mạnh dạn khẳng định rằng khó tìm được một hình ảnh “râu”, thể hiện được sức mạnh phi thường, “xiên ngang mặt đất” như ở thơ Xuân Hương. Sức mạnh đó còn được nhân lên bởi chỉ qua một từ một hình ảnh, Xuân Hương đã kết hợp vận dụng ba thủ pháp tu từ: sáo ngữ, khoa trương (phóng đại), nhân cách hoá. Nếu kích cỡ của “yêu” được phóng to, thì kích thước của những đỉnh núi xa tít chân trời lại bị thu nhỏ lại và từ danh xưng đẹp đẽ (“đỉnh”) bị đánh tụt xuống thành một danh xưng thông tục “hòn”). Song chính nhờ vậy mà lại làm nổi bật được sức sống của những vật vô tư, vừa thể hiện được “tư thế rất lạ”, “kích thước vũ trụ” (Lê Trí Viễn) của con người Hồ Xuân Hương, vừa làm nổi bật được nỗi niềm đau xót, bi phẫn của nàng. Đến độ đau xót tận cùng, nàng như muốn vươn dậy chọc phá cả đất trời! Song, thật “tội nghiệp”, sự chọc phá ấy rút cục vẫn vô vọng.

4. Và sự vô vọng ấy đã thể hiện một cách thấm thía ở hai câu kết.

Hình ảnh “Xuân đi xuân lại lại” đã thể hiện một cách sinh động sự vận động có tính tuần hoàn của bốn mùa, song ở đây cán hiểu thêm hai lớp nghĩa tượng trưng nữa. Chữ “xuân” thứ nhất trong câu có thể hiểu là tuổi xuân, tuổi trẻ trong khi chữ “xuân” thứ hai vẫn mang nghĩa mùa xuân. Lúc đó, nỗi trăn trở toát ra từ sự đối lập: với đất trời, mùa xuân vĩnh viễn tồn tại còn với con người “xuân bất tái lai”! Song với nghĩa này thì vấn đề đâu chỉ đặt ra với Xuân Hương mà với cả toàn nhân loại. Cho nên, còn cần hiểu các cụm từ, “xuân đi”, “xuân lại lại” gắn với sự khao khát tình yêu, hôn nhân, với cơ hội đạt được tình yêu hôn nhân của Xuân lương nữa. Có như vậy mới thấu hết nỗi niềm của nhà thơ, mới lí giải được vì sao nhà thơ đã cố kìm nén suốt cả trong 6 câu thơ đầu, đến đây buộc phải hạ cụm từ “ngán nỗi” trước cảnh ngộ, “xuân đi xuân lại lại”. Xuân Hương không phải chưa từng yêu và được yêu, không phải chưa từng có gia đình, song tất mọi cuộc tình và cuộc sống gia đình của nàng đều dở dang, đứt đoạn. Xuân Hương khát khao nhiều song cuộc đời đã đem lại cho nàng rất ít, quá ít:

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Câu thơ 7 chữ, trừ chữ tình là đối tượng mà suốt đời nàng muốn vươn tới và chiếm lĩnh trọn vẹn ra, tất cả các chữ còn lại đều làm nổi bật sự ít ỏi đó. Ít đến mức ấy thì nói như câu nói đầu cửa miệng “Thà không có còn hơn”, hay như chính lời thơ của nàng: “có cũng không”!.

5. Thông qua cảnh ngộ và cảm xúc của Xuân Hương, bài thơ đã cho thấy cuộc sống khổ đau về mặt tinh thần và khát vọng hạnh phúc của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Cả hai phương diện đều thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Cần lưu ý là cả ba bài thơ đều có tên tự tình nhưng tác giả không hề xưng “tôi”, “ta” hoặc “thiếp” (với tư cách ngôi thứ nhất), chỉ ở bài Tự tình (I), có tự xưng là “Thân này”. Đó là đặc điểm của cách biểu hiện chủ thể trữ tình trong thơ trung đại mà ta vẫn thường gặp. Tuy nhiên, cách hiện ở bài Tự tình (II) là kín đáo nhất và do đó, cũng thấm thía nhất. Chỉ đến câu thứ 7, mới xuất hiện cụm từ “ngán nỗi”, còn ở Tự tình (I) cũng như Tự tình (II) những từ biểu cảm trực tiếp xuất hiện với tần số cao hơn nhiều (chỉ riêng ở Tự tình (I): oán hận, thảm, sầu, giận. Đó là một trong những lí do khiến những người làm Chương trình lần này đã không chọn Tự tình (I), bài thơ đã từng được chọn dạy trong Chương trình Văn học ở nước ta.

ĐỀ 91: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đánh giá bài viết