HƯỚNG DẪN

Thời gian, không gian, công việc buôn bán, trách nhiệm nuôi con, nuôi chồng cùng hình ảnh tảo tần, xuôi ngược của bà Tú được gói gọn trong 28 chữ với 4 câu thơ đầu tiên trong bài thơ Thương vợ.

Quanh năm buôn bán ở non sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.    
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,      
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.        

Trong 4 câu thơ này, hình ảnh người vợ, người phụ nữ Việt Nam hiện lên với biết bao xót xa, thương cảm và khâm phục. Bà xuất hiện trong khoảng thời gian kéo dài, có thể là suốt một năm, hai năm cũng có khi là cả cuộc đời (quanh năm). Cả cuộc đời bà Tú làm ăn buôn bán nuôi con, nuôi chồng tại những không gian chênh vênh, dễ sụp, dễ té (mom sông), cả những nơi “quãng vắng” cô đơn, rợn ngợp hay là những “buổi đò đông” tranh mua tranh bán. Mượn hình ảnh con cò trong ca dao “Con cò lặn lội bờ sông”, nhà thơ Tú Xương đã dựng lên trọn vẹn hình ảnh bà Tú mỏng manh, gầy guộc, lam lũ mà tảo tần, đảm đang, đang một mình đánh vật với cuộc sống mưu sinh cho chồng, cho con. Nhà thơ viết “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong khi ca dao nói con cò lặn lội bờ sông”. Câu ca dao có 3 từ được nhà thơ thay đổi con thành thân; bờ sông thành quang vắng. Ý thơ của Tú Xương như càng xoáy sâu vào sự cực khổ, lam lũ của bà Tú. Bà Tú lam lũ, cực nhọc như thế, vậy mà không có một lòng . than trách. Một người phụ nữ đảm đang, lại giàu đức hi sinh, nín nhịn, chịu đựng, thật là người vợ vô cùng cần thiết cho ông Tú.

Đức tính cao đẹp của bà Tú thể hiện thấp thoáng sau những dòng thơ từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng của bài. Đặc biệt rõ trong hai câu luận:

Một duyên hai nợ âu đành phận,      
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Duyên vốn là khái niệm triết học nhà Phật, nghĩa rất rộng. Để nói quan hệ vợ chồng thì duyên là cái căn nguyên mà vì nó vợ chồng lấy được (hoặc phải lấy) nhau. Diễn đạt cả hai khả năng trái ngược ấy, duyên được dân gian hoá thành hai chữ đối lập duyênnợ (Một duyên hai nợ ba tình). Trong thơ Tú Xương, duyên, nợ cũng đều do phận (âu đành phận). Vì thế, cái vất vả lam lũ của bà Tú không chỉ là vất vả thân xác mà là cái vất vả của số phận, định mệnh cả một kiếp người, cho nên nặng nề và cay cực, bà Tú đành phận nhẫn nhịn, hi sinh âm thầm. Đó cũng là cái đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta xưa.

– Lời chửi trong hai câu thơ kết bài (Cha mẹ thói đời ăn ở bạc / Có chồng hờ hững cũng như không) là lời của Tú Xương, ông chửi rủa chính cái bạc bẽo, vô tích sự của mình. Tuy nhiên, lời ấy lại được đặt vào nhân vật bà Tú. Đây chính là một trong những cách thức nhà thơ tạ lỗi cùng vợ. Câu thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Nhà thơ hiểu rõ công việc và tình cảm của bà Tú dành cho gia đình, cho chồng và cảm nhận được những khó khăn mà bà phải bươn chải trong công việc kiếm sống cho gia đình. Ông đền bù cho những thiệt thòi mà bà phải chịu đựng bằng… một bài thơ. Bài thơ ngắn gọn nhưng sâu sắc bởi Tú Xương đã dựng trọn vẹn bức chân dung của bà Tú, một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, đảm đang. Ông tự nhận mình là một người chồng “ăn ở bạc”, hờ hững với vợ con. Ông còn cho mình chỉ là một thứ “con” đặc biệt mà bà Tú phải cưu mang. Thương bà Tứ, ông tự phán, tự rủa mà vô hình trung lại để lộ nhân cách của mình, rũ bỏ được con người phong kiến, thể hiện một Tú Xương tình nghĩa, ân tình, một Tú Xương nhân ái, thuỷ chung. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Tú Xương.

ĐỀ 78: Phân tích bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương).
Đánh giá bài viết