HƯỚNG DẪN

1. Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở Nam Định. Sống trong giai đoạn lịch sử vô cùng bị thanh của dân lộc, Tú Xương cay cực đi học, đi thi mong có chút công danh nhưng chỉ đỗ tú tài (năm 1894). Ông sống nghèo nàn, túng thiếu, luôn có tâm sự bực dọc, bế tắc.

2. Tú Xương sáng tác khá nhiều, chủ yếu là thơ Nôm (hiện còn trên 100 bài gòn thơ, văn tế, phú, câu đối). Thơ Tú Xương mang tính hiện thực cao, song cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc. Những trăn trở, suy tư, những bức bối dằn vặt… đều được gửi gắm vào tiếng thơ của ông với nhiều giọng điệu khi trữ tình sâu lắng (áo bông che bạn, thương vợ, đêm hè), khi xót xa buồn thương (Buồn thi hỏng, Sông Lấp, Than nghèo), khi trực diện vỗ mặt sâu cay ( Bác Cử Nhu Năm mới chúc nhau). Thi pháp thơ Tú Xương phong phú, đặc sắc, độc đáo. Dựa vào những sáng tác còn lại của Tú Xương, có thể khẳng định sáng tác của Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình.

3. Tú Xương có một người vợ đáng kính trọng, xinh đẹp, đảm đang. Bà là Phan Thị Mẫn, quê làng Lương Đường Thái Dương, thuộc dòng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan. Bà Tú đã đi vào thơ Tú Xương như một nhân vật phụ nữ điển hình, hấp dẫn. Tú Xương có hẳn một đề tài viết về bà Tú (thơ, văn tế sống, câu đối).

4. Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Thương vợ cũng là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc. Trong bài thơ, Tú Xương đã xây dựng thành công bức chân dung về người vợ vất vả, dam dang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh. Qua đó, nhà thơ bày tỏ lòng thương quý, sự biết ơn đối với bà Tú. Học bài thơ, các em sẽ thấy được thành công của tác giả trong nghệ thuật thể hiện: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

ĐỀ 77: Giới thiệu về Tú Xương và bài thơ Thương vợ.
Đánh giá bài viết