HƯỚNG DẪN

1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Tháng 2-1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm, bàn làm việc là một phiến đá bên bờ con suối cạnh hang.

2. Thể thơ

– Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.

– Một số bài thơ có cùng thể thơ này:

  • Vọng Lu Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư) – Lí Bạch.
  • Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) – Hạ Tri Chương.
  • Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) – Lí Thường Kiệt.
  • Thiên Trường oãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) – Trần Nhân Tông.

3. Giọng điệu của bài thơ – Tâm trạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó

– Câu thơ đầu có giọng điệu thoải mái, cho thấy Bác Hồ sống thật ung dung, hòa với nhịp sống núi rừng:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

Câu thơ ngắt nhịp 4/3, tạo thành hai vế sóng đôi, gợi cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…

– Câu thơ thứ hai vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó, có thêm nét vui đùa: thức ăn đầy đủ “cháo bẹ, rau măng” luôn có sẵn:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thứ hai về ăn, câu thứ ba về làm việc, cả ba câu thơ đều tả sinh hoạt của tác giả ở Pác Bó, toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng.

– Trong câu thơ thứ ba, hình tượng người chiến sĩ nổi bật, đặc tả bằng những nét đậm, khỏe, đầy ấn tượng: 

Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng

Chông chênh là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vẫn trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động, lại vừa mang một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng, giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng. Bác Hồ đang dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô – đồng thời, chính là đang xoay chuyển lịch sử Việt Nam nơi “đầu nguồn”…

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Cuộc sống ấy quả “thật là sang”. Chữ sang ở đây chẳng những xem như là “nhãn tự” của câu thơ, còn tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ.

4. “Thú lâm tuyền” của Bác

Bài thơ Tức canh Pác Bó cho thấy niềm vui thích, thoải mái của Bác Hồ khi sống giữa thiên nhiên. Dường như Bác đã hòa với điệu sống nơi suối rừng, như một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.

– Thú lâm tuyền là niềm yêu thích thiên nhiên, mang nét đẹp có tính truyền thống của kẻ sĩ phương Đông. Bao bậc ẩn sĩ, sau khi trả xong nợ nam nhi, hoặc lúc chán ngán danh lợi phù hoa, đã tìm đến chốn lâm tuyền để vui với thiên nhiên, bảo toàn khí tiết hoặc đi dưỡng tinh thần như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi…

Đối với Hồ Chí Minh, trong con người chiến sĩ cách mạng vẫn có một khách lâm tuyền. Có điều, cuộc đời cách mạng chỉ cho phép Bác hưởng thú lâm tuyền trong hoàn cảnh đầy gian khổ khi còn hoạt động bí mật ở Pác Bó và trong kháng chiến chống Pháp. Hơn nữa, dù yêu mến thiên nhiên, Bác vân đặt nhiệm vụ cách mạng lên hàng đầu.

Giaibai5s.com

Đề 55: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Hồ Chí Minh)
Đánh giá bài viết