BÀI THAM KHẢO 1

Theo lời kể của Xuân Diệu, ý định biết bài thơ về con hổ bị giam cầm đã đến với Thế Lữ – khi đó đang giữ chân chữa bản in cho báo Volonte Indochinoise – trong một lần ngồi nghỉ ở vườn Bách thảo Hà Nội, trên con đường đi làm hằng ngày từ nhà đến sở. Chỉ có điều nẩy ra trước tiên trong đầu óc nhà thơ lại là hai câu thơ khác:

Chú nó trong nắng hè uể oải

Cũng không buồn thương nhớ cảnh rừng xưa

Kể tứ thơ này, giá vào một tay ai khác, giá nhập được với một tâm trạng chán chường nào khác, cũng dễ sinh ra những dòng viết kiêu sa mà buồn nản về sự tự hủy, tự tiêu tan trong hôm nay những gì ngày hôm qua vẫn được coi là hùng mạnh, về sự diệt vong của cái cao cả trong cái tầm thường… May sao, Thế Lữ đã không để mình trôi trên chiều hướng ấy. Tứ thơ chua chát nọ – trong tâm hồn thi sĩ, và vì thế, trên cánh đồng của cảm xúc thơ, cái hạt nhỏ nhoi ấy đã không thể nảy mầm.

Nhà thơ bàn đảo lại tứ thơ: Hùm thiêng dù sa cơ nhưng vẫn không chịu nguôi quên “thời oanh liệt” vẫn tha thiết theo đuổi “giấc mộng ngàn”, vẫn “sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” cái “thuở tung hoành” phỉ chí của “những ngày xưa”. Và thế là một “điệu tâm hồn” đã được bắt trúng để bừng thức lên, lai láng, cả một nguồn thi hứng. Cảnh rừng núi Lạng Sơn từng in biếc một tuổi thơ, không khí cách mạng một hai năm trước đây còn sôi động, dư vang những ngày hoạt động Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Hải Phòng, và cả cái giai điệu buồn tẻ trong cuộc sống của những thanh niên tiểu tư sản ở những năm thoái trào cách mạng… tất cả những cái đó chắc hẳn đã xôn xao hiện về trong Thế Lữ, và thăng hoa lên, dưới làn chớp huy hoàng của niềm cảm hứng. Bài thơ, có lẽ vì thế mà được hoàn thành nhanh chóng lạ thường: chỉ trong một buổi sáng.

Từ bỏ con đường diễn tả “cuộc đời con” bị đè nát bởi những “giấc mơ con”, để cho xuất hiện ở trung tâm tác phẩm một tính cách dữ dội, lớn lao, đầy dằn vặt và khát vọng. Nhớ rừng ít nhiều đã hòa vào cái mạch bi tráng đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên, không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêtê bị xiềng, hay Hamlet, hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đau đớn của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do, mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây không thể làm được gì hơn là “nằm dài” trong cũi sắt, để “trông ngày tháng dần qua”, và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương quyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu Cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say:

Bay thẳng cánh, muôn trùng Tiêu, Hán

Phá vòng vây, bạn với kim ô

Có lẽ sẽ không là khiên cưỡng nếu nói rằng Nhớ rừng, với hình tượng con hổ nằm dài ấy, đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động, những con người mà nhiệt tình làm cách mạng, mà hoài bão muốn góp phần mình vào một sự đổi thay đã không còn.

Thế nhưng, con hổ, hình tượng trung tâm của bài thơ, dù có chịu mất tự do nhưng vẫn không chịu mất đi niềm kiêu hãnh. Trong khổ đau, trong cảnh “tù hãm”, trong nỗi “nhục nhằn”, nó vẫn biết tự phân biệt mình với những kẻ đã bị hoàn cảnh tầm thường đồng hóa đến cả tinh thần. Ở đây, vấn đề không phải là xem xét “tác phong quần chúng” của con hổ, phê bình nó “không một chút ưu ái gì đối với những con vật như những con gấu con báo cùng số phận như nó và nằm sát ngay cạnh chuồng nó”, như ai đó đã bàn. Ở đây, cũng như Chim trong lồng, ở cả Prômêtê bị xiềngHamlet nữa, sự đối lập giữa hai hạng người, hai cách sống là cách thức nghệ thuật vẫn thường dùng để làm nổi bật nên cái kích thước cao cả và tô đậm thêm cảm hứng đầy tính bị kịch của một tâm hồn thà bị khổ đau chứ nhất quyết không chịu hạ mình trong bất hạnh.

Thế Lữ, ít nhất là một lần trong một đời thơ, đã cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng thơ như thế. Con hổ ở Nhớ rừng biết mình chiến bại nhưng vẫn chưa chịu làm tôi tớ cho sự “tầm thường, giả dối” của cảnh ngục tù. Nó bất lực, nhưng không hoàn toàn khuất phục và thỏa hiệp. Nó vẫn “ghét những cảnh không đời nào thay đổi”, nghĩa là còn ước ao những sự đổi thay. Bị giam chân trong lồng sắt chật, nó vẫn thiết tha vươn tới những chân trời rộng rãi của không gian với “giấc mộng ngàn to lớn”, và của thời gian, với “niềm uất hận ngàn thâu”. Bài thơ, cho tới cùng, vẫn thể hiện một tinh thần chối từ thực tại, dẫu mới chỉ là sự chối từ trong mộng tưởng mà thôi.

Sự xung đột, chống đối quyết liệt, thường xuyên, không thể dung hòa giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại vật và nội tâm, giữa thấp hèn và cao thượng chính là cơ sở để kết cấu nên toàn bộ bài thơ. Có cảm giác như nghe được từ Nhớ rừng một bản xộnat bốn chương với sự luân chuyển, đan xen của hai nhạc đề tương phản, trong đó, chủ đề chính, chủ đề Nhớ rừng bỗng đột ngột, chuyển vút lên sau những nốt nhạc đã ngày càng chậm chạp, buồn nản ở chương đầu, và cứ vang to mãi đến cao trào với tất cả niềm phấn hứng của tâm linh để rồi chợt tắt lặng đi nặng nề, uất nghẹn. Và cuối cùng, trong sự quật khởi, chủ đề chính lại quay trở lại, không còn hùng tráng được như trên, nhưng thiết tha, nhưng nuối tiếc. Bài thơ kết thúc trong tiếng gọi bị thiết với rừng già của một kẻ biết mình đã sắp phải chấm dứt cuộc đời vượt tù.

.

BÀI THAM KHẢO 2

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” Bác Hồ đã từng nói vậy, và điều đó được thể hiện rất rõ qua tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là qua tâm trạng của một giải trí thức trẻ có tâm huyết nhưng chưa gặp con đường cứu nước, mà đang buồn bực trong thân phận nô lệ. Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà Thơ mới đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con Hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.

Bài thơ được mở đầu với đoạn:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,

Giương mắt bé dễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Tôi sẽ lầm tưởng rằng chúa sơn lâm đã bị khuất phục, đã trở nên hiền lành, không còn lồng lộn dữ tợn nữa, nếu chỉ thoáng qua bề ngoài của con hổ:

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Nào ai biết nó đang “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, “gậm”. không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiện từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang bằng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là chúa sơn lâm vậy mà lại bị tù hãm để “làm trò lạ mắt thứ đồ chơi” cho “lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ” mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hóa, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng. Từ ngục tù củi sắt, con hổ đang thả hồn theo nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng xa xưa với:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Cảnh rừng hiện ra với vẻ bí hiểm, hùng vĩ cổ kính và có cái gì đó rất dữ dội khiến người ta phải ghê sợ. Chỉ bằng một câu, cùng biện pháp so sánh, tác giả đã cho ta thấy vẻ đường hoàng dõng dạc, oai vệ của con hổ:

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Cái lượn đó chỉ có được ở chúa sơn lâm, cái lượn vừa mềm mại vừa nhanh lại vừa khó, ít loài nào có thể làm được. Chắc hẳn rằng con hổ đang rất kiêu hãnh khi “bước chân lên dõng dạc, đường hoàng” khi “lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, bởi nó biết nó là chúa tể của muôn loài, giữa chốn “thảo hoa không tên, không tuổi”.

Nói về nỗi nhớ rừng của con hổ nếu dừng ở đây cũng được, nhưng với trí tưởng tượng phong phú và con mắt của một họa sĩ tài ba, tác giả có vẽ nên bức tranh bằng thơ giàu hình ảnh và tràn đầy màu sắc:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chúa sơn lâm đang chế ngự thiên nhiên với tâm trạng tự hào, kiêu hãnh, nó chinh phục thiên nhiên, nhưng không phá phách, làm hư hại thiên nhiên. Bởi “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” làm cho núi rừng như được thay áo mới, bởi cảnh thiên nhiên rất sống động vào buổi bình minh nhờ tiếng chim ca. Và có thể nói rằng hình ảnh “những chiều lênh láng máu sau rừng”“ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” là đẹp nhất, dữ dội nhất và tự hào nhất của chúa sơn lâm. Điệp từ “đấu” càng nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi nhớ rừng của con hổ.

Những chiến công của con hổ chợt qua trong tâm trạng đầy thất vọng và nuối tiếc. Nó thốt lên lời than: “Ôi thời oanh liệt nay còn đâu!”, phần lớn sử dụng thanh bằng làm cho âm hưởng câu thơ từ không khí hào hùng của những chiến thắng huy hoàng bỗng trở nên buồn hơn. Con hổ nhớ về quá khứ vàng son của mình với tâm trạng tự hào kiêu hãnh thì nó lại nhìn vào hiện thực với một sự uất hận cảm tức. Nó căm ghét:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Qua đó ta hiểu được tâm trạng của con hổ lúc này là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.

Khinh bạc, căm tức với hiện tại, nó lại khao khát trở về với “núi non hùng vĩ”, “nơi thênh thang ta cùng vẫy ngày xưa” trở về với cuộc sống tự do. Nhưng thật nó đang bị giam cầm trong cũi sắt, chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo “giấc mộng ngàn” để được sống lại những giờ phút huy hoàng thuở xưa, cố xua đi những ngày ảm đạm “ngao ngán” của mình.

Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua, chính vì nó đang chán ngán trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Tâm trạng con hổ, vì khát vọng tự do, cũng chính là của nhà thơ, của cả một xã hội, một thời đại bấy giờ, đang bực tức, đang chán ngán cuộc sống thực tại mất tự do. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.

Giaibai5s.com

Đề 42: Phân tích bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ
5 (100%) 1 vote