Truyện được rút từ tác phẩm Nam Ông mộng lực của Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446). Ông là con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư (tương đương với chức bộ trưởng ngày nay). Ông qua đời trên đất Trung Quốc.

Văn chương chân chính không tách rời đạo đức chân chính. Văn chương bao giờ cũng kết tinh trên cơ sở đạo đức chân chính. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng đề cao đạo đức của một bậc lương y theo truyền thống giáo huấn của truyện trung đại.

Thái y lệnh họ Phạm là một bậc lương y chân chính. Ông không những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có tấm lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của người dân thường lúc ốm đau lên trên tất cả.

Câu nói của ông đã tự bộc lộ nhân cách và bản lĩnh của người thầy thuốc: “Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát”.

Rõ ràng, với Thái y lệnh họ Phạm thì quyền uy không thắng nổi y đức. Ông đã đặt tính mệnh của người dân thường đang lâm bệnh nguy cấp lên trên tính mệnh của mình. Câu nói còn thể hiện được tài ứng xử của ông: không theo lệnh vua nhưng vẫn giữ được nhận làm tôi. Ông đã khôn khéo đưa nhà vua vào tình huống có lợi cho mình. Nếu vua là người có lương tâm, lương tri thì chắc chắn không trị tội Thái y lệnh. Và quả thực, nhà vua tha cho Thái y lệnh. Điều này chứng tỏ Trần Anh Tông là ông vua nhân đức.

Thắng lợi của Thái y lệnh họ Phạm là thắng lợi của y đức, của bản lĩnh người thầy thuốc, thắng lợi của lòng nhân ái và trí tuệ hơn người.

Tính hấp dẫn của truyện thể hiện ở chỗ: Tác giả đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm rõ bản chất, tính cách nhân vật. Cách sắp xếp, dẫn dắt câu chuyện đã gây được hứng thú cho người đọc.

Đề 39: Suy nghĩ về văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
5 (99.46%) 37 votes