– Bài văn có hai đoạn chính:

+ Đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng. Với bút pháp miêu tả tài tình, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một chú dế mèn rất cụ thể, sống động và hấp dẫn. Đây là một đoạn mẫu mực, tiêu biểu về miêu tả loài vật. Các tính từ, cụm tính từ đặc sắc, có mức độ cao, phù hợp với đối tượng đã được huy động như: nhọn hoắt, cường tráng, mẫm bóng, ngắn hủn hoẳn, nâu bóng, bướng, phanh phách, ngoàm ngoạp, hùng dũng, khoan thai… Đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng lại bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật.

+ Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Đoạn văn miêu tả diễn biến hành động và tâm trạng của Dế Mèn. Dế Mèn đã bộc lộ tính xấu của mình như: hung hăng, khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại nhát sợ trước kẻ mạnh. Dế Mèn chưa phải là một kẻ xấu, kẻ ác dù hậu quả trò đùa nghịch của Dế Mèn gây ra là rất đáng trách. Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận, nhận ra lỗi lầm và biết rút ra “bài học đường đời đầu tiên” cho mình.

– Tác giả để cho nhân vật tự kể chuyện mình. Cách lựa chọn vai kể này đã tạo nên được sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc, người nghe; đồng thời, cũng dễ biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của nhân vật.

– Trong truyện đồng thoại, các nhân vật (là những con vật) được miêu tả sinh động, có suy nghĩ, tình cảm như con người. Đây là mục đích chính của truyện đồng thoại. Các nhân vật (con vật) trong truyện ngụ ngôn chỉ là những biểu tượng để nêu lên bài học triết lí, nhân sinh. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện đồng thoại chứ không phải là truyện ngụ ngôn. 

Đề 35: Cảm nhận văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Tô Hoài.
4.7 (93.09%) 55 votes