1, Thể thơ song thất lục bát là thể thơ do người Việt sáng tạo nên, rất thích hợp với việc diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những giận dữ, oán than. Cách ngắt nhịp, cách hợp vần, số câu, chữ kết hợp với âm điệu của câu lục bát làm cho nhạc tính trong từng khổ thơ trở nên phong phú hơn, thích hợp hơn. Việc lựa chọn thể thơ thích hợp cho bài thơ đã là thành công đầu tiên của tác giả.

2,

Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

Phần 2: Tình cảnh đất nước trong cảnh đau thương, tang tóc.

Phần 3: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.

3, 

– Bối cảnh không gian: Cuộc chia li diễn ra ở một nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,…

– Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật: Hoàn cảnh éo le: cha bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Đối với cả hai cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn, xót xa, nước mất, nhà tan, cha con li biệt. Chính trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sâu trong lòng người. . .

Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.

4,

Tác giả đã nhập vai người trong cuộc – một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết người – để thể hiện tình đất nước và kể tội ác của quân xâm lược, cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết, làm xúc động tâm can người đọc. Nỗi lòng đối với tổ quốc của nhân vật, của tác giả cũng chính là nỗi lòng của những người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX, bởi họ cũng đang sống trong tình cảnh đất nước bị giày xéo bởi quân xâm lược. .

Mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của Trần Tuấn Khải, nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.

5,

Người cha nói đến cái thế bất lực của mình để nhằm mục đích kích thích, hun đúc cái ý chí “gánh vác” của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm. Tất cả những điều mà Nguyễn Phi Khanh muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường.

Giaibai5s.com

Đề 28: Phân tích bài thơ “Hai chữ nước nhà”
5 (100%) 5 votes