HƯỚNG DẪN 

Cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: 

1. Giới thiệu bài thơ

Mộ (Chiều tối) trích trong tập Nhật kí trong tù – tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Hồ Chí Minh bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo (thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc).

2. Cảm nhận bài thơ

– Về nội dung

+ Hai câu đầu: Khung cảnh núi rừng lúc chiều tối. Cảnh thiên nhiên được miêu tả với những nét chấm phá, ước lệ của nghệ thuật phương Đông: Một cánh chim bay về rừng, một chòm mây giữa bầu trời chiều gợi cảm giác buồn. Cảnh vật có sự chuyển động nhưng lại làm tăng thêm sự tĩnh lặng, rất phù hợp với tâm trạng người tù. Hai câu đầu thể hiện rõ chất cổ điển, lòng yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Ân trong đó là ý chí, nghị lực của con người.

+ Hai câu sau: Khung cảnh sinh hoạt của con người. Hình ảnh “Cô em xóm núi xay ngô tối” Gợi ra cuộc sống vất vả nhưng bình yên, ấm áp của người dân xóm núi, gợi ấn tượng về sự khoẻ khoắn, trẻ trung giàu sức sống. Hình ảnh người lao động cần cù trở thành trung tâm của bức tranh thơ, tạo ra tứ thơ mới, bất ngờ. Hình ảnh lò than hồng xuất hiện trong câu thơ cuối có tác dụng xua tan sự lạnh lẽo, hiu quạnh trên chặng đường đày ải xa xôi của người tù, tạo cảm giác ấm áp, tươi vui. Hai câu thơ thể hiện rõ tính hiện đại – sự vận động của hình tượng thơ: Từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui…

Nếu đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, ta sẽ thấy nét đẹp tâm hồn’ của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ tả cảnh nhưng ta thấy rõ tâm hồn nhà thơ thư thái, bình yên, vui với cảnh, vui với người. Bị giải đi trên con đường chuyển lao đầy gian khổ, Người vẫn quên đi nỗi khó nhọc, cô đơn của bản thân để rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và hướng cặp mắt trìu mến, thân thương của mình vào cuộc sống giản dị mà bình yên của người lao động.

– Về nghệ thuật

Nổi bật là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển (thiên nhiên được miêu tả bằng những nét chấm phá, ước lệ theo bút pháp của nghệ thuật phương Đông, nhân vật trữ tình – nhà thơ giàu cảm hứng với thiên nhiên, luôn xuất hiện với phong thái ung dung, nhàn tản) và tinh thần hiện đại (Cô gái xóm núi xay ngô, lò than hồng là những hình ảnh gần gũi, giản dị, mang hơi thở của sự sống; hình tượng thơ có sự vận động khoẻ khoắn; con người trong bài thơ làm chủ hoàn cảnh, giàu ý chí và nghị lực).

3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật

Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Qua bài thơ, ta thấy được tâm hồn cao đẹp của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: Yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết. Đằng sau tình yêu ấy là một phong thái ung dung, là ý chí và nghị lực phi thường của Người.

ĐỀ 267: Trình bày cảm nhận của anh/chị về cái hay của bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh.
Đánh giá bài viết