HƯỚNG DẪN 

– Vẻ đẹp cổ điển của Chiều tối :

+ Thể thơ: Thể thất ngôn tứ tuyệt quen thuộc. Hồ Chí Minh đã khắc họa tinh tế bức tranh bầu trời (khai, thừa), bức tranh mặt đất (chuyển, hợp).

+ Thi liệu: Hình ảnh đẹp khi miêu tả cảnh hoàng hôn: cảnh chiều trôi với hình ảnh cánh chim tìm về, cảnh đám mây trôi lững thững ngang trời. .

+ Bút pháp chấm phá: Phác hoạ hai nét bút (cánh chim và đám mây) mà mở ra được cả bầu trời mênh mang, thoáng đẹp nhưng se buồn: cánh chim bay, đám mây đơn lẻ trôi ngang trời.

+ Nhân vật trữ tình: Con người quên đi những xích xiềng trên bước đường áp giải, rung cảm với vẻ đẹp của cảnh chiều xuống và sẻ chia với những niềm vui bình dị, ấm áp của người lao động.

– Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ Chiều tối:

+ Thiên nhiên và con người: Con người là chủ thể cảm nhận thiên nhiên.

+ Sự ung dung nhàn tản của nhân vật trữ tình không mang tính chất lánh đời, mặc cho thời cuộc xoay vần của người xưa ẩn sĩ) mà là sự ung dung của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã nắm vững quy luật của cuộc đấu tranh. Chấp nhận đứng đầu sóng ngọn gió của cuộc đời để chiến đấu vì lí tưởng.

+ Sự vật và con người thể hiện tư tưởng, hình tượng của bài thơ được nhìn trong xu thế phát triển biện chứng, luôn vận động theo hướng vươn tới tương lai, sự sống và ánh sáng: bức tranh bầu trời với hình ảnh quyện điểu, cô vân; bức tranh mặt đất lô dĩ hồng; con người vượt qua phút se buồn, vượt qua nỗi cô đơn, đau khổ của bản thân để hoà tâm hồn mình vào với những vui buồn bình dị của những người lao động nghèo trên đường mình bị áp giải qua. Phải có một tình yêu đời, tình yêu thương con người một cách sâu sắc cũng như có một nghị lực và khí phách cách mạng lớn lao mới có được những rung cảm ấy.

ĐỀ 262: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại của bài thơ Chiều tối.
5 (100%) 3 votes