HƯỚNG DẪN 

Tiếng nói của lòng ham sống trước hết thể hiện ở khả năng nắm bắt những âm vang của cuộc sống và lòng người một cách nhanh nhạy, tinh vi. Huy Cận đã khám phá ra cả một thế giới của cái đẹp rất mới lạ, dù cái đẹp ấy gắn liền với nỗi bị thương. Có cái đẹp của sự đồng điệu : “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Có cái đẹp của sự vận động trái chiều của “nắng xuống, trời lên”. Có cái đẹp “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” làm cho người đọc giật mình ngơ ngác. Đó là cái hồn Thơ mới cất lên thành nhạc, thành lời theo một cách riêng. Tiếng nói của lòng ham sống còn thể hiện ở những hình ảnh quen thuộc đời thường: một ngọn gió đìu hiu, một phiên chợ làng xa đã vãn, một chuyến đò ngang… Cái mới và cái không mới cứ pha trộn vào nhau tạo nên một không khí vừa quen vừa lạ, tạo được những xốn xang, náo nức rất riêng. Cái riêng ấy thuộc về nhân vật trữ tình là chủ thể. Chủ thể ấy vừa muốn thâu tóm, nắm bắt cái dài rộng của không gian vừa cảm thấy rợn ngợp vì cái tôi cá nhân nhỏ bé, đơn côi trước một cõi đời mênh mông hoang vắng. Tâm thế đơn côi đến tội nghiệp của nhà thơ khi ẩn hiện trong hình ảnh một cành củi khô thân phận, lạc loài lúc thì ở cánh bèo định mệnh và rõ nhất là giữa một tràng giang vô tận, nó chính là một cái “bến cô liêu”. Sự hoà nhập và phân thân đã tạo nên trong thơ Huy Cận một khối mâu thuẫn không thể dung hoà nhưng lại thống nhất trong hình tượng thơ.

2. Cảm giác không gian và nỗi niềm thèm khát không gian ở Huy Cận là một. Chính vì vậy mà kích cỡ không gian trong bài thơ được đẩy lên hết tâm mà vẫn có gì như thiếu vắng. Vậy cái khoảng trống ấy là gì nếu không phải là thiếu vắng tình người. Bao nhiêu câu hỏi mới dội lên tha thiết mà chẳng có hồi âm. Nếu “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là bao nhiêu mong mỏi đợi chờ thì “Mênh mông không một chuyến đò ngang – Không cầu gợi chút niềm thân mật” lại là sự vô tâm lạnh lẽo. Thái độ ngoảnh mặt quay lưng thể hiện rõ ở dòng chảy xuôi chiều: của bèo dạt về đâu, của “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Kết thúc bài thơ mới là sự thức dậy của một nỗi niềm quê “Lòng quê dọn dợn với con nước – Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

ĐỀ 244: Tiếng nói của lòng ham sống nhưng nhỏ bé đơn côi trước không gian mênh mông hoang vắng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? Vì sao lại nói bài thơ là nỗi khao khát không gian, thèm khát tình người?
Đánh giá bài viết