HƯỚNG DẪN 

1. Trong tám câu đầu, nỗi nhớ nhung, mong đợi của chàng trai có ý nghĩa như một khúc dạo đầu: có nhớ, có mong (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông – Một người chín nhớ mười mong một người), có băn khoăn, trách móc (Hai thôn chung lại một làng – Cớ sao bên ấy lại sang bên này?), có cả sự tàn héo đợi trông (Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng). Tóm lại, đây là những dấu hiệu lâm sàng của sự nhuốm bệnh. Căn bệnh ấy chàng trai tự chẩn đoán cho mình: Căn bệnh tương tư (Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng). Cái tôi tâm sự và tâm trạng ấy biểu hiện bằng một cách nói nhẹ nhàng mà thấm thía trong cách nói quen thuộc của ca dao: thôn Đoài, thôn Đông, mười mong chín nhớ, những cặp đôi: bệnh của giới – bệnh của tôi, bên ấy – bên này, những điệp từ (Ngày qua ngày lại qua ngày) cực tả theo lối phóng đại (Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng).

2. Đến tám câu sau đã có sự nâng cấp. Nỗi trách móc đã có phần đay nghiến, hờn giận nhiều hơn. Từ hai câu trong tám câu đầu (Hai thôn nhưng lại một làng) đến bốn câu trong tám câu sau vẫn một nội dung ấy nhưng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu trong thơ đã thắt buộc hơn (Bảo rằng… Nhưng đây…). Căn bệnh tương tư ngày thêm trầm trọng – (Tương tư thức mấy đêm rồi). Còn nguyên nhân thì chỉ có một (Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!). Thời gian đối với chàng trai giờ đây đã trở nên khắc khoải (Bao giờ bến mới gặp đò – Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? ).

Bốn câu kết là một hi vọng vì sự gặp nhau ở vào dạng tiềm năng. Giàn trầu nhà anh, hàng cau nhà em có thể nên duyên. Nhưng trong hi vọng đã có phần vô vọng vì khoảng cách địa lí thì con người có thể khắc phục được, còn khoảng cách tâm lí thì diệu vợi éo le. “Hoa khuê các” và “bướm giang hồ” bản thân nó tạo ra nghịch cảnh. Bởi vậy nỗi nhớ trong thơ vốn có địa chỉ rõ ràng, cuối cùng, nó chỉ còn là một khoảng trống: “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông – Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”.

ĐỀ 243: Tâm trạng, cảm xúc của chàng trai trong bài thơ Tương tư.
Đánh giá bài viết