HƯỚNG DẪN 

Đề bài đề cập đến một nét đặc sắc nổi bật của bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính): Đó là dấu ấn thơ ca dân gian. Đây cũng là nét đặc sắc nổi bật trong thơ Nguyễn Bính nói chung. 

Anh (chị) cần đọc kĩ lại bài thơ, tìm trong đó những dấu ấn của thơ ca dân gian để phân tích và chứng minh, làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài. Có thể bố cục bài làm như sau:

1. Thế nào là dấu ấn thơ ca dân gian trong một bài thơ hiện đại? – Về mặt nội dung: thể hiện ở đề tài, những tình cảm, tư tưởng đã thành truyền thống,… – Về mặt hình thức: thể hiện ở các yếu tố thể loại, thi liệu, ngôn ngữ, cách phô diễn,…

2. Dấu ấn thơ ca dân gian được thể hiện trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính như thế nào?

– Về mặt nội dung: nỗi tương tự, nhớ mong người yêu trong bài thơ cũng là nỗi tương tự, nhớ mong của người bình dân trong ca dao dân ca: da diết, bồn chồn nhưng lành mạnh, trong sáng, lạc quan, hi vọng. (Phân tích và chứng minh).

– Về mặt hình thức: sử dụng nhuần nhị thể thơ lục bát của dân gian, hình ảnh, ngôn ngữ, lối phô diễn dân gian, nhiều câu thơ không khác gì ca dao (phân tích và chứng minh).

3. Bàn luận mở rộng, đánh giá sự đóng góp của Nguyễn Bính về phương diện này đối với Thơ mới 1932 – 1941.

ĐỀ 241: Dấu ấn thơ ca dân gian trong bài Tương tư của Nguyễn Bính.
Đánh giá bài viết