GỢI Ý LÀM BÀI 

1. Kế thừa:

– Thể thơ lục bát được vận dụng một cách nhuần nhuyễn: gieo vần rất chính, ngắt nhịp chẵn, câu thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính như một khúc dân ca.

– Lối trữ tình điệu than vãn, kể lể với cách nói vòng vo đầy ý nhị, duyên dáng: bắt đầu từ vùng không gian này nhớ vùng không gian kia rồi mới dẫn đến nỗi nhớ của tôi với nàng; kể câu chuyện tình yêu của tôi với nàng để rồi kết lại bằng ước vọng về một đám cưới của hai người.

– Dựng lên một thế giới thôn quê làm nền cho câu chuyện tình yêu thôn dã: không gian thôn Đoài, thôn Đông vừa cụ thể, vừa ước lệ; hình ảnh hàng cau, giàn trầu, đầu đình… vừa gợi nét riêng của cảnh lại vừa như một lời bóng gió về tình duyên, hôn nhân.

2. Sáng tạo:

– Sự trở đi trở lại của hình thức câu hỏi góp phần thể hiện một cách phong phú các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

– Thể hiện phong phú và tinh tế những cung bậc cảm xúc của con người – người con trai – trong tình yêu: băn khoăn, mong mỏi, trách móc, hờn giận, khao khát và cả niềm tin tưởng. Từ những cung bậc cảm xúc ấy, cái tôi nội cảm của thi sĩ hiện lên là một cái tôi dịu dàng và đắm đuối trong tình yêu đôi lứa.. .

– Phát hiện độc đáo về tình yêu: căn bệnh của tâm hồn đa cảm – sự yếu đuối của tâm hồn trước những rung động bất thường của trái tim.

3. Vẻ đẹp độc đáo:

– Dùng một hình thức thơ dân dã để thể hiện một tình yêu thôn dã nên vẻ đẹp của bài thơ là vẻ đẹp của hồn quê trong sáng mà thắm thiết.

ĐỀ 240: Kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Bính ở bài thơ Tương tư.
Đánh giá bài viết