HƯỚNG DẪN 

Trước khi làm bài thơ này. Hàn Mặc Tử đã có lần đi qua khu vườn nhà của Hoàng Thị Kim Cúc nhưng chỉ đứng ở cổng nhìn vào. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên là cảnh vườn tượt và con người Vĩ Dạ. Trong muôn nghìn cây lá ở Vĩ Dạ, nhà thơ nhắc đến hàng cau đang tắm nắng bình minh. Bao đời nay với người Việt Nam, cây cau vẫn luôn gợi lên mối tình đôi lứa. Hàng cau nơi đây khỏe khoắn, tràn trề nhựa sống. Cái sắc nắng chiếu tỏa trên hàng cau là cái sắc nắng có khoảnh khắc thời gian nắng mới lên. Ánh nắng nguyên sơ, trong lành chan hòa trên thôn Vĩ. Nắng hàng cau đi liền với Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Cũng là khu vườn mang hương vị ngọt ngào của ca dao nhưng khu vườn mà nhà thơ miêu tả khác với khu vườn của Nguyễn Bính. Vườn ai – đối tượng có vẻ như phiếm chỉ nhưng cũng có thể là khu vườn của người mình thương. Khu vườn trong thơ Hàn Mặc Tử không phải là vườn hồng mà là vườn xanh như ngọc. Phép so sánh khá mới lạ này làm cho độc giả có thể nghĩ vườn em là khu vườn tươi tốt, cây lá sum suê được chăm sóc nhìn như cành vàng lá ngọc.

Thấp thoáng dưới dưới vòm cây là khuôn mặt của một ai đó lá trúc che ngang mặt chữ điền. Khuôn mặt chữ điền bị lá trúc che ngang lâu nay đã trở thành thách đố đối với biết bao bạn yêu thơ. Nhiều người cho rằng khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành. Ca dao Huế đã từng có câu:

Mặt em buông tựa chữ điền 
 Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài 
Lòng em có đất, có trời 
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.  

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng có ý nghi ngờ khi nêu ra câu nói “Con gái mặt chữ điền thì đẹp gì mà Hàn Mặc Tử ca ngợi?”. Hình tượng mặt chữ điền đặt trong đoạn thơ và câu thơ tạo nên ấn tượng nổi bật là sự hài hoà, gắn bó mật thiết giữa con người với vườn tược quê hương. Như vậy, câu thơ đã khắc hoạ thành công một nét đáng nhớ, đáng yêu của thôn Vĩ: cảnh đẹp, giàu sức sống, con người đôn hậu, hiền hoà.

ĐỀ 214: Vẻ đẹp thôn Vĩ hiện lên như thế nào trong khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Đánh giá bài viết