HƯỚNG DẪN 

Giá trị nghệ thuật

a) Khơi nguồn mạch cảm hứng cho cả bài thơ là một câu hỏi và hàng loạt câu hỏi liên tiếp đã tạo nên giọng điệu băn khoăn, day dứt và khao khát được giải bày. Đó chính là nỗi niềm tâm trạng của chủ thể trữ tình, là sự ao ước đắm say, sự hoài vọng phấp phỏng. Sự mơ tưởng hoài nghi. Tất cả đều là những cung bậc khác nhau của mối u hoài. Một nỗi u hoài tích cực, trong trẻo, lành mạnh của một tấm lòng thiết tha với tình yêu, khát khao gắn bó khôn nguôi với con người và với cuộc đời. Nỗi u hoài và cái buồn nảy sinh từ những xúc cảm đẹp. Chính cái nhìn thiết tha với cảnh và người xứ Huế của thi sĩ đã tạo nên cái hay, cái đẹp cho bài thơ.

b) Cảm xúc và tâm trạng đó của Hàn Mặc Tử còn được biểu hiện bằng nghệ thuật hết sức độc đáo và tinh tế, bút pháp lãng mạn với những hình ảnh thơ đặc sắc đầy ấn tượng. Việc sử dụng các câu hỏi tu từ, các đại từ phiếm chỉ, các chủ từ ẩn, sự cường điệu, mờ hoá, sự phong phú và nhất quán của các hoạt động tâm lí như tưởng tượng, hồi ức, suy đoán, dự cảm, ảo giác… tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người đọc. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật ấy nhằm khắc sâu những kỉ niệm đã đi vào kí ức, trở thành niềm sống của tâm hồn, đồng thời thể hiện được cái nhói đau trong trái tim tác giả.

ĐỀ 210: Giá trị nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Đánh giá bài viết