HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1.

Bố cục của bài văn:

Mở bài: Từ đầu đến “sáng mắt ra”: tác giả nêu vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Thân bài: Tiếp đến “ô thứ 31 của bàn cờ”: tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề: tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng. Phần này có 3 ý lớn:

+ Nêu bài toán cổ và dẫn đến kết luận: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ có một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

+ So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ, Ban đầu chỉ có 2 người, đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 33 của bàn cờ.

+ Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con, vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn.

Kết luận: Phần còn lại: kêu gọi, khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó chính là con đường tồn tại của chính loài người.

2.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra ở đây là việc đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng đông lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm cho tác giả “sáng mắt ra” là từ câu chuyện của một bài toán cổ mà tác giả liên tưởng tới sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là những nước chậm phát triển.

3.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò làm tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số. Tác giả đã tìm ra điểm tương đồng giữa hai sự kiện là cả hai số lúa dùng cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2. Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Đó chính là vấn đề trọng tâm của bài viết.

4.

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích: để thấy phụ nữ có thể sinh rất nhiều con và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ nên có một . đến hai con là rất khó khăn. Trong các nước kế tên, phần lớn là các nước châu Phi (Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gat-xca) và châu Á (Ấn Độ, Việt Nam), đó là những nước chậm phát triển ở hai châu lục.

Như thế có nghĩa là giữa sự gia tăng dân số và sự phát triển đờ xã hội có mối quan hệ mật thiết. Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa, giáo dục không được nâng cao. Ngược lại, kinh tế, văn hóa, giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số.

Giaibai5s.com

Đề 21: Phân tích văn bản “Bài toán dân số”
5 (100%) 5 votes