HƯỚNG DẪN 

a) Hầu Trời là một bài thơ giàu chất tự sự. Trong bài thơ có một câu chuyện. Đó là câu chuyện kể về cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho trời và chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết”. Câu chuyện thể hiện ý thức rất cao về tài, tâm và biểu hiện cái ngông đầy bản lĩnh của Tản Đà. 

Một trăm mười bốn dòng thơ là một giấc mộng thuật lại chuyện “Hầu Trời” của nhân vật trữ tình – chính là hình ảnh của tác giả. Câu chuyện hư cấu đó như sau: vào lúc canh ba, giữa đêm trăng sáng, trời nghe hạ giới ai ngâm nga khiến Trời mất ngủ, cho hai nàng tiên xuống trần mời người ngâm thơ lên đọc thơ. Vào chốn “thiên môn đế khuyết”, được các chư tiên tiếp đón nồng nhiệt, văn sĩ bắt đầu đọc thơ một cách sảng khoái. Ông Đọc hết văn vần sang văn xuôi – Hết văn lí thuyết lại văn chơi và được nhà Trời ngợi khen hết lời. Con người nghệ sĩ cõi trần này bộc bạch tuổi tên, gia đình, quê hương lẫn nỗi chua xót của kẻ cầm bút giữa thời buổi nhiễu nhương. Cuộc đọc thơ Hầu Trời khép lại. Người thơ về lại hạ giới trong tiếng gà xao xác và niềm nuối tiếc ngẩn ngơ.

b) Tài hư cấu của tác giả được thể hiện qua cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh? miêu tả tâm lí nhân vật,…

 – Tình huống trong bài thơ Hầu Trời được dựng lên đây khéo léo: bắt nguồn từ tiếng ngâm thơ vang cả sông Ngân Hà khiến Trời mất ngủ. Tình huống đó ngầm thể hiện cái cơ duyên được lên “Hầu Trời” gắn liền với nỗi niềm văn chương hạ giới, với những phút cao hứng thoát khỏi trần ai.

– Bài thơ có rất nhiều chi tiết cụ thể được xếp đặt chặt chẽ – một kiểu lôgíc của mộng mơ: nằm một mình – buồn – đun nước uống – ngâm văn; rồi tiên xuống – nêu lí do đưa lên trời; được đón tiếp trọng vọng – mời đọc thơ – chư tiên khen ngợi, tán thưởng – Trời truyền hỏi danh tính – kể lể tình cảnh, bày tỏ nỗi lòng – Trời “đả thông” tư tưởng – lạy tạ ra về… Đây tất nhiên không phải là một câu chuyện thật nhưng nó như một thỏa thuận để tiếp tục “cuộc chơi” mà cả hai bên cùng muốn tham gia, thưởng thức.

– Nhà thơ rất khéo léo bố trí sự kết nối từ bối cảnh nhỏ bé, quạnh vắng của phòng văn nơi hạ giới đến khung cảnh rực rỡ, oai nghiêm của thương giới. Nhờ vậy, không gian câu chuyện trở nên có nhiều tầng lớp, tương ứng với hoạt động của các nhân vật và phù hợp với trí tưởng tượng của người viết.

– Tâm lí nhân vật trữ tình lẫn lâm lí các nhân vật còn lại trong Hầu Trời được Tản Đà khắc hoạ qua các đoạn đối thoại của câu chuyện trong bài thơ. Việc khắc hoạ tâm lí nhân vật trong bài thơ tuy không được cụ thể như trong văn xuôi nhưng cũng đủ dựng lên hình tượng một người nghệ sĩ có tài mà cứ lận đận giữa cõi trần vì sự rẻ rúng của người đời đối với người làm văn và sản phẩm văn chương do những con người này làm ra!

ĐỀ 191: Thuật lại chuyện Hầu Trời trong bài thơ Hầu Trời và làm rõ tài hư cấu của tác giả (về cách tạo tình huống, cách chọn chi tiết, dựng thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật…)
Đánh giá bài viết