‘1.

– Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

– Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày.

– Tre uốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

– Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

2. Phẩm chất cao đẹp của cây tre được nói đến trong tác phẩm rất sinh động và đa dạng.

– Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre khiến cho phong cảnh làng quê thêm hữu tình, ôm ấp nền văn hóa lâu đời của dân tộc. .

– Tre gắn bó với đời sống hằng ngày, chia ngọt sẻ bùi với con người trong cuộc sống. Tre là bầu bạn với mọi lứa tuổi, chung thủy với người.

– Tre là đồng chí, là vũ khí, là anh hùng lao động, là anh hùng chiến đấu.

– Tre gắn với sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của con người, giúp cho đời sống con người trở nên phong phú và thanh cao.

– Tre gắn bó với con người ngay cả khi đất nước đã được hiện đại hóa sau này. Tre là biểu tượng về sự bất diệt của con người.

3. Mặc dù viết rất hay về vẻ đẹp của cây tre nhưng ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng này chỉ thực sự tỏa sáng khi gi tiến với hình tượng con người. Thép Mới đã tạo ra sự chiếu ứng giữa cây và người để nhấn mạnh những nét đẹp đẽ của loài cây này. Từ những chi tiết cụ thể, Thép Mới đã dựng lên một biểu tượng nghệ thuật có sức gợi lớn. Cây tre chính là hình ảnh cao đẹp của con người, dán tộc Việt Nam trong trường kì lịch sử: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

4. Cây tre Việt Nam có những đặc sắc nghệ thuật đáng chú ý sau:

– Sử dụng thành công phép nhân hóa khiến cho cây tre cũng mang những phẩm chất cao đẹp như người (chẳng hạn: tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người; tre xung phong…; tre giữ làng…; tre hi sinh;…). Chú ý, để cho linh hoạt mạch văn, có khi nhà văn so sánh người với tre: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

– Gia tăng màu sắc trữ tình: Tiêu biểu nhất là sự có mặt của những câu thơ trong tác phẩm và những đoạn văn giàu tính biểu cảm.

– Câu văn giàu nhạc tính: Thép Mới sử dụng nhiều hình thức điệp, nhiều tiết tấu được lặp lại khiến cho tác phẩm đầy chất thơ.

– Sự xuất hiện khá dày đặc của các từ láy, của hình thức điệp khiến cho giọng điệu vừa hùng tráng vừa mềm mại.

Đề 19: Phân tích văn bản Cây tre Việt Nam
5 (99%) 20 votes