HƯỚNG DẪN 

Hai mối quan hệ nổi bật nhất trong truyện ngắn này là quan hệ bá Kiến – Chí Phèo và thị Nở – Chí Phèo – đây cũng là ba nhân vật có ý nghĩa quyết định đến tư tưởng nghệ thuật tác phẩm.

– Nhà văn xây dựng mối quan hệ Bá Kiến – Chí Phèo là nhằm trực tiếp thể hiện bi kịch tha hoá và gián tiếp bộc lộ bi kịch bị từ chối quyền làm người của nhân vật trung tâm. Trong truyện, Chí Phèo đến nhà bá Kiến ba lần, lần nào cũng mang theo hung khí (một cái vỏ chai hoặc một con dao) để rạch mặt ăn vạ, vòi tiền uống rượu và đòi … “tương thiện”. Lần thứ nhất, khi vừa ra tù, Chí gây sự nhưng được vỗ về và biến thành tay sai cho bá Kiến. Bá Kiến đã góp thêm một phần nữa để hòng tiêu diệt nốt chút nhân cách mỏng manh còn lại của Chí vì sau lần này, Chí như được tiếp thêm sức mạnh, hung hãn hơn, ngang ngược hơn và triền miên trong cơn say. Lần thứ hai, Chí Phèo đến nhà bá Kiến vòi tiền uống rượu (SGK đã lược đi đoạn này), Chí Phèo hiện thân thành “con quỷ dữ” của làng. Và đến lần thứ ba, khác hẳn hai lần trước, sau khi gặp thị Nở, Chí nói khác lắm: “Tao đã bảo là tao không đòi tiền”; và “dõng dạc” – cái dõng dạc làm người duy nhất một lần trong đời Chí: “Tao muốn làm người lương thiện?”. Rõ ràng, trong hiện thực phản ánh của tác phẩm, bá Kiến là nguyên nhân trực tiếp khiến Chí Phèo lâm vào những bi kịch đau đớn nhất của một người lao động nghèo trong xã hội cũ, là người gây ra sự tha hoá, tạo nên nỗi đau đớn bị từ chối quyền làm người và số phận bi kịch Chí Phèo. Nhưng trong điển hình nghệ thuật, chính thế lực của xã hội thực dân nửa phong kiến đã huỷ hoại Chí Phèo, đẩy anh ta đến bước tuyệt lộ của bi kịch làm người. Việc xây dựng mối quan hệ của hai nhân vật nằm trong cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, tính cách điển hình của bá Kiến là yếu tố song hành để tô đậm tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo.

ĐỀ 180: Mối quan hệ bá Kiến – Chí Phèo có ý nghĩa gì trong việc thể hiện số phận, tính cách của nhân vật Chí Phèo?
Đánh giá bài viết