HƯỚNG DẪN 

Sáng hôm sau, khi đã trải qua hai biến cố: gặp thị Nở rồi bị trúng gió được thị Nở đưa vào lều. Chí Phèo tỉnh rượu. Đây có lẽ là lần đầu tiên anh tỉnh rượu kể từ ngày đi tù về. Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn: người thì bùn rùn, chân tay không buồn nhấc hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Đó là điều rất lạ ở Chí. | Từ lúc tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có ở một người bình thường. Lần đầu tiên, anh ta nghe chim hót ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá trên sông. Đó là những âm thanh quen thuộc hằng ngày nhưng mãi đến hôm nay Chí mới nghe thấy bởi xưa nay anh chưa bao giờ hết say.

Bên cạnh đó, Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao với nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Chỉ thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết được trời sớm hay muộn cũng chính là lúc anh dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải. Rồi Chí Phèo đã hình dung tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa, cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều… Càng nghĩ, Chí càng lo, vì cô độc còn đáng sợ hơn là đói rét và ốm đau. Nếu không có thị Nở vào, cứ để hắn vẩn vơ, thì đến khóc được mất. Đến đây, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một người không những giàu cảm giác, giàu cảm xúc mà còn có ý thức rất sâu sắc về cuộc đời, về bản thân phải là con người bình thường chứ? 

Chí Phèo đã kết thúc cuộc đời mình giữa lúc mà nhân vật đang tha thiết yêu sự sống, khát khao hạnh phúc và bước đầu đang sống trong những ngày hạnh phúc, khát khao lương thiện và thực sự đang trở lại làm người lương thiện, vì thế, cái chết đó mang tính bi kịch. Cái bi kịch lớn lao nhất, xót xa đau đớn nhất là bi kịch không được quyền làm người. Chí Phèo chọn cho tránh cái chết vì đã bước vào con đường cùng và để được trở thành người lương thiện. Hành động giết chết bá Kiến, có thể nói là một hành động có ý nghĩa nhất trong cuộc đời Chí Phèo. Cái chết của Chí làm cho câu chuyện mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

ĐỀ 177: Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở; Chí Phèo đã giết bá Kiến và tự sát. Chi tiết nghệ thuật đó có ý nghĩa gì?
Đánh giá bài viết