HƯỚNG DẪN 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trên tao đàn văn học Việt Nam thế kỉ XX Nam Cao đi theo con đường nghệ thuật “vị nhân sinh”. Ông là nhà văn có tấm lòng đôn hậu, yêu thương, trân trọng con người, đặc biệt là những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong xã hội.

– Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện những sáng tạo nghệ thuật quý giá đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam. Trong đó nhân vật Chí Phèo trở thành hình tượng văn học bất hủ tiêu biểu cho thân phận khốn khổ của người nông dân trong xã hội cũ.

2. Thân phận một con người khốn khổ trong xã hội cũ

– Trong thế chiến thứ hai, các nước thuộc địa luôn phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất. Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, nhân dân bị áp bức, bóc lột dã man. Ở nông thôn, cường hào, ác bá nổi lên làm tay sai cho bọn đế quốc, thực dân, nắm trong tay quyền thống trị, đè nén người dân vô tội, làm huỷ hoại bao cảnh đời lương thiện. Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho quá trình bị lưu manh hoá.

Thân phận bé nhỏ, không có khả năng chống cự trước sức mạnh của chính quyền. Ngay từ khi sinh ra, Chí Phèo là đứa con hoang bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, không họ hàng, nhà cửa, phải sống nhờ vào sự cưu mang của người đời. Một anh thả ống lươn nhặt được hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp đề bên cái lò gạch bỏ không”. Sau đó người làng chuyền tay nhau nuôi Chó trưởng thành. Lớn lên Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến: là anh canh điền khoẻ mạnh, hiền lành, có nhân cách cao quý, không bị dục vọng làm cho biến đổi. Cũng như bao người khác, thời trẻ Chí Phèo từng mơ ước “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải (…) bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nhưng ước mơ giản dị đó nhanh chóng bị dập tắt Chí Phèo bị bá Kiến ghen tuông vu vơ, bị hắn nhẫn tâm đẩy vào tù. Nhà tù thực dân vô nhân đạo đã biến một người nông dân hiền lành thành kẻ liều mạng chỉ biết có nghề đâm thuê, chém mướn.

Thân phận con người cô đơn bị ném ra ngoài xã hội, xa lạ trên chính quê hương mình. Trở về làng, Chí đã thành một sản phẩm quái dị của xã hội thực dân nửa phong kiến trước sự kinh ngạc của dân làng: cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết”. Hình hài biến dị cùng với cách ăn mặc kì quái nửa ta nửa Tây, quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đây những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”. Chí không được ai thừa nhận nên tiếng chửi của hắn không bao giờ được đáp lại. Hắn tiếp tục rơi vào cô đơn, cõi cô đơn của một người bị xã hội trục xuất quyền chung sống.

– Chí Phèo là nạn nhân bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá, bị mất hết nhân hình, nhân tính. Sau 7, 8 năm đi tù, trở về làng không được xã hội thừa nhận, Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Chí Phèo là nhân vật điển hình cho một bộ phận lớn những người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội cũ, hiền lành, lương thiện nhưng dễ bị cái xấu, cái ác lợi dụng gây tội ác và cuối cùng trở thành tay sai mù quáng của những kẻ thống trị gian ác và lọc lõi như bá Kiến. Giờ đây hắn trở thành kẻ liều mạng ghê gớm bởi hắn không có gì để mất, vì đến một thước đất cắm dùi cũng không có. Hắn nhanh chóng bị bọn thống trị trong làng mua chuộc, làm lu mờ ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng để làm một quân cờ trong phép cai trị của chúng: “lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò”.

3. Bi kịch về quyền làm người:

– Bi kịch xảy ra khi con người không giải quyết được những xung đột và thường chịu những kết cục bi thảm. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là bi kịch đau đớn nhất, ám ảnh nhất trong thân phận Chí Phèo. Trước khi vào tù Chí Phèo luôn mơ ước một gia đình nhỏ và sống bằng sức lao động của chính mình, nhưng sau khi đi tù về, hắn chỉ sống được nhờ những hành động lưu manh chính cống: “Bao nhiêu việc, ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm”. Hắn mơ ước hạnh phúc, lương thiện nhưng lại là kẻ chuyên đi phá hoại hạnh phúc của người khác: “…đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc”. Trở về làng – trong vô thức, hắn vẫn nhớ đến mối thù với bá Kiến, quyết “liều chết” nhưng cuối cùng lại bị lợi dụng, xoa dịu đấu tranh, thành tay sai cho chính kẻ thù của mình.

– Sự thức tỉnh nhân tính: Bản tính tốt đẹp dẫu có bị xã hội huỷ diệt nhưng vẫn không bị mất đi hoàn toàn mà trở thành sức sống âm ỉ trong tận đáy sâu tâm hồn con người, chỉ chờ có cơ hội nó sẽ vùng lên mãnh liệt. Gặp thị Nở, người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn”, tính tình dị biệt nhưng có tình cảm chân thành, có tình thương chất phác đã lay động tính người trong Chí Phèo, khiến hắn muốn trở lại làm người lương thiện. Nhưng trớ trêu: Chí đã bán linh hồn mình cho quỷ, không được sống cuộc sống của con người thì dù muốn quay trở lại, Chí cũng không thể tiếp tục cuộc sống của một con người. Cộng đồng chối bỏ, định kiến cản đường Chí không thể sống lương thiện, sự tự ý thức trỗi dậy khiến Chí quyết định kết liễu cuộc đời. Đó là cái tận cùng của bi kịch nhưng cũng là cách giải thoát khát vọng đòi quyền làm người.

4. Tổng kết

Khắc họa thân phận người nông dân bị lưu manh hoá, bần cùng hoá nhưng vẫn tiềm tàng một khát vọng sống không thể huỷ diệt, Nam Cao đã chứng tỏ một ngòi bút hiện thực bậc thầy và lòng yêu thương con người, tin tưởng sâu sắc vào nhân phẩm con người. Hình tượng Chí Phèo trở thành biểu tượng chói sáng về bản năng sống không thể bị huỷ hoại. Nam Cạo xứng đáng là nhà văn hiện thực chủ nghĩa chân chính luôn hướng tới cái chân – thiện – mĩ, giúp ta khám phá những tầng nghĩa mới về con người.

ĐỂ 167: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để thấy được thân phận con người trong xã hội cũ.
Đánh giá bài viết