HƯỚNG DẪN

I. NỘI DUNG

1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo

a) Quá trình lưu manh hoá

– Tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, bị bỏ rơi, lớn lên nhờ tình thương của nhiều người.

– Biết sống bằng sức lao động của chính mình. Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà bá Kiến.

– Chí vốn có tính tình hiền lành, có ước mơ bình dị, chính đáng về một gia đình hạnh phúc chồng cuốc mướn làm thuê, vợ dệt vải.

– Chí là người có lòng tự trọng, có nhân phẩm. Do sự ghen tuông vô cớ của bá Kiến: Chí Phèo phải ở tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bá Kiến giết chết phần người trong Chí.

– Sau những năm tháng ở tù, Chí trở thành một con người khác hẳn:

+ Ngoại hình: dữ tợn, đầu trọc lóc, răng cạo trắng hơn, cái mặt cơng cơng…

+ Tính cách: hung dữ, lưu manh. Chú triền miên trong cơn say, bán trái tim mình cho quỷ dữ, trở thành tay sai và công cụ đắc lực cho bà Kiến.

– Những “chiến công” của Chí: gây sự với bá Kiến đòi nợ Đội Tảo, phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đi tác oai tác quái khắp xóm làng.

Qua sự tha hoá của Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh một hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc: Người lương thiện bị xô đẩy vào đường cùng, bị tàn phá về tâm hồn, huỷ diệt nhân tính.

b) Quá trình thức tỉnh

– Nguyên nhân: Tình yêu của thị Nở đã đánh thức phần người trong con quỷ dữ Chí Phèo.

– Những biểu hiện của sự thức tỉnh:

+ Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ về.

– + Nhớ lại quá khứ với ước mơ bình dị.

+ Cảm thấy buồn, sợ tuổi già, sợ cô độc.

+ Cảm nhận được tình yêu chân thành qua hương vị của bát cháo hành. Lúc này, Chí đã trở lại đúng bản chất của chính mình.

+ Khát vọng lương thiện trở về, Chí muốn sống lương thiện, muốn được hoà đồng với mọi người và tin rằng thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

c) Bi kịch

– Bà cô của thị Nở, người đại diện cho dư luận của xã hội, không coi Chí là người,,, đã ngăn cấm tình yêu giữa Chí Phèo và thị Nở.

– Chí Phèo đang yêu, đang hi vọng vào cuộc sống. Linh hồn của con người đã trở về trong hắn nhưng mọi người đã không nhận ra, mọi người đã phủ nhận.

– Điều đó làm cho chí rơi vào bi kịch đau đớn.

– Chí lại uống rượu để quên đi bi kịch của chính mình nhưng càng uống Chí lại càng tỉnh. Hắn buồn bã, khóc rưng rức. Đó là sự đau khổ tột cùng của con người bị khước từ quyền được làm người.

– Hắn xách dao tìm giết bà cô thị Nở nhưng lại đến nhà bá Kiến vì lòng căm thù âm ỉ chưa tắt đã bùng lên và có lẽ Chí Phèo đã hiểu ra nguyên nhân sâu xa đã gây nên cảnh đời của hắn.

– Hành động giết bá Kiến là sự trả thù của người nông dân thức tỉnh, vùng lên một cách mãnh liệt nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ lại rơi vào sự tuyệt vọng.

– Chí Phèo tự sát vì khi ý thức nhân phẩm trở về, hắn không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật như trước. Chí đã chết trong tâm trạng bị ịch đau xót, chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống.

2. Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao

– Nam Cao mở đầu tác phẩm bằng tiếng chửi của Chí, Hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại, chửi đứa chết mẹ chết cha nào đã đẻ ra thân hắn… Chí mong được ai đó chửi lại nhưng chẳng có ai. Chỉ mang nỗi niềm tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ, thèm khát được giao tiếp với mọi người. Viết về tiếng chửi của Chí cũng có nghĩa là Nam Cao đã ghé lòng mình xuống con người lưu manh đó, ông đang đứng ở cái nhìn của một con người tràn đầy tình nhân đạo. Ông hiểu vì sao Chí Phèo chửi. Ông hiểu được khát khao được giao tiếp của Chí Phèo.

– Nam Cao đã nhìn thấy được tình trạng bị đát của một số phận con người không được xã hội thừa nhận là người. Ông cảm nhận được trong sâu thẳm tâm hồn của những con người bị tha hoá, bị hắt hủi vẫn còn tồn tại những gì tốt đẹp nhất. Có lẽ do đó, Nam Cao đã mang lại cho Chí Phèo, thị Nở một tình yêu trong sáng. Đó là lòng nhân đạo của ông.

II. NGHỆ THUẬT

Chí Phèo là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao thể hiện cụ thể ở:

– Việc diễn tả quá trình tâm lí phức tạp qua độc thoại nội tâm.

 – Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, không theo kết cấu thời gian. 

– Giọng văn vừa lạnh lùng, vừa chan chứa tình cảm.

ĐỀ 164: Phân tích truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Đánh giá bài viết