HƯỚNG DẪN 

– Trong truyện ngắn, dù chỉ là một nhân vật xuất hiện thoáng qua nhưng việc xây dựng nhân vật thầy thơ lại vẫn nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

+ Suốt mạch truyện, nhân vật thầy thơ lại đều tham gia vào diễn biến đầy kịch tính của câu chuyện được viên quản ngục tin tưởng khi trao đổi, nhận xét về Huấn Cao; được phân công làm nhiệm vụ khá nguy hiểm là biệt đãi kẻ tử từ; được quản ngục coi như người tâm phúc để tỏ nỗi lòng “khát chữ” của Huấn Cao; cùng với quản ngục, được Huấn Cao sẻ chia những quan niệm cao quý về cái đẹp (“Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau”).

+ Thầy thơ lại được nhà văn khắc họa với nét ngoại hình riêng, tính cách riêng.

* Nguyễn Tuân hai lần tạc chân dung thầy thơ lại “gầy gò” như gợi một tâm trạng khắc khổ, tiết chế, vừa đáng thương vừa đáng quý giữa chốn mất hết tính người.

* Biết quý trọng người tài, người có khí phách (suy nghĩ về Huấn Cao: “Phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc”, qua nhận xét của quản ngục: “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người tài”, cùng quản ngục tham dự vào cảnh “cho chữ” để lặng thinh thưởng thức cái đẹp và thức ngộ thiên lương).

– Đọc chữ người tử tù, qua nhân vật thầy thơ lại, càng thấm thía ý kiến của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan: “… Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời độc thoại và đối thoại, việc chạm khắc tính cách… hầu như không có một chi tiết nào thừa. Tất cả đều hướng về một hình tượng trung tâm là Huấn Cao để biểu lộ cái tài, cái đẹp, cái hùng, cái thiện và cả cái bị nữa. Tất cả điều ấy đòi hỏi người đọc phải ít nhiều đồng thanh tương ứng, là bạn tri âm thì mới có thể giải mã được tư tưởng và phong cách nhà văn. Thầy thơ lại có thể chưa kịp rời được chốn tối tăm ấy nhưng tâm hồn thầy đang đi về phía thiên lương.

 

ĐỀ 146: Có người cho rằng, trong truyện Chữ người tử tù, Huấn Cao rồi sẽ ra pháp trường, thầy quản “bái lĩnh” lời khuyên Huấn Cao chắc sẽ thoát khỏi cái nghề này: Chỉ còn thầy thơ lại là ở lại chốn lao tù tăm tối. Anh (chị) nghĩ gì về nhân vật này?
5 (100%) 1 vote