HƯỚNG DẪN 

– Truyện ngắn Chữ người tử tù đề cập đến thú chơi thư pháp – là nghệ thuật thể hiện chữ viết để biểu lộ nội tâm, tính cách, khí phách, tài hoa người viết: nên việc cho chữ, chơi chữ như một cách di dưỡng tinh thần cao khiết. Viên quản ngục xin chữ Huấn Cao là lĩnh hội khí phách, tài hoa ấy. Hai nhân vật vốn được đặt trên hai tuyến đối nghịch nhau lại gặp gỡ trong cảnh cho cho chữ đầy ấn tượng và mang tính biểu tượng cao.

+ Cảnh cho chữ thoạt tiên được miêu tả trong một đường viền không gian vốn có nhiều sự đối nghịch và không thuận lợi, thậm chí tồi tệ. Cái đẹp đang được chuẩn bị phô bày “trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Nhưng hình như ngoại cảnh chẳng là cái gì so với “thiên lương”, với sự kì vĩ sinh sôi của nghệ thuật thư pháp hư huyền, ánh sáng chiếm lĩnh dần bóng tối: “khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”, “lửa cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”. Ánh sáng bừng lên giữa lao ngục là một đám cháy rọi sáng những linh hồn, kết nối họ lại với nhau trong mĩ cảm thăng hoa. Người cho chữ – biểu tượng của tự do và tài hoa xuất chúng thì cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Còn viên quản ngục – kẻ vốn tiêu biểu cho cái ác, cho quyền sinh sát thì lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”; bên cạnh đó, thầy thơ lại run run bưng chậu mực”. Đúng là một cảnh tượng hiếm thấy xưa nay…

+ Với bút pháp tương phản bậc thầy, Nguyễn Tuân đã làm bật lên sự khác biệt để nói về một điểm giao hoà. Bó đuốc cháy rực soi sáng chí hướng của ba nhân vật. Mùi hôi của không gian chết chóc nhường chỗ cho mùi thơm của mực, của sự sáng tạo kết toả. Ở chi tiết này, cái mĩ, cải thiện cái dũng trong phẩm chất Huấn Cao (cũng là tư tưởng tác phẩm) đã thống nhất làm một. Hình ảnh tử tù trở thành lồng lộng, uy nghi; viên quản ngục và thầy thơ lại – những kẻ đại diện cho “kỉ cương” xã hội đương thời – bỗng trở nên nhỏ bé, khúm núm trước người tử tù. Và lạ kì thay, chính sự nhỏ bé, khúm núm ấy lại khiến cho họ lớn lên hơn bao giờ hết khi biết vâng phục cái đẹp, cái tài, cải thiện lương. Chọn lối đi éo le, nhọc nhằn đó, họ mới có khả năng hoàn lương. Với cảnh cho chữ này, nhà ngục tăm tối, uy quyền đương thời bỗng sụp đổ thảm hại và cái cao cả được lên ngôi. 

– Với bút pháp điêu luyện trong việc tạo dựng hình tượng, với chi tiết độc đáo và gợi cảm, gây ấn tượng mạnh, với ngôn ngữ sáng tạo, lời ít mà ý tưởng vang vọng sâu xa, với không khí có vẻ cổ kính mà hiện đại, với chất bị trang hoà quyện vào nhau, cảnh cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù, là một trong những đoạn văn toàn bích nhất của đời văn Nguyễn Tuân.

ĐỀ 145: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Đánh giá bài viết