HƯỚNG DẪN

– Viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù cũng là một hình tượng đặc sắc, được Nguyễn Tuân khắc hoạ dưới ánh sáng của Huấn Cao, của cái đẹp, cái cao thượng ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

+ Quản ngục biết thưởng thức, biết quý trọng cái đẹp: khát khao có được chữ của Huấn Cao, dám xin chữ một tên đại nghịch giữa đề lao.

+ Ông biết giá trị con người, biết quý trọng người ngay, người anh hùng khi lỡ vận: có tấm lòng “biệt nhờn liên tài”, hết lòng biết đãi Huấn Cao vì cảm phục nhân cách Huấn Cao.

+ Có tâm hồn trong sáng, hướng thiện: nhận ra mình chọn nhầm nghề, khóc . vái Huấn Cao như với một chân lí vừa đốn ngộ, tự nhận mình là kẻ mê muội khi nhận thức đầy đủ di ngôn của Huấn Cao.

– Quản ngục xứng đáng được Huấn Cao cảm kích và coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, xứng đáng để Nguyễn Tuân kí thác thêm vào đó một phần tư tưởng tác phẩm: hành trình lội ngược dòng về với cái đẹp, sự lương thiện. Nói rằng, tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của Huấn Cao chính là viên quản ngục thì cũng là cách nói hợp lẽ và đầy ngụ ý.

ĐỀ 144: Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả gọi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Đánh giá bài viết