HƯỚNG DẪN 

Vấn đề cần phân tích ở đây là nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao (của Nguyễn Tuân) chứ không phải tính cách nhân vật Huấn Cao. Có nghĩa là cần làm nổi rõ Nguyễn Tuân đã khắc hoạ nhân vật Huấn Cao bằng cách nào (bằng nghệ thuật nào) chứ không phải tính cách Huấn Cao ra sao (có những vẻ đẹp gì). Như vậy, bài làm phải nêu lên một số ý cơ bản sau đây: 

– Tác giả đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo, có vấn đề, tiềm ẩn mâu thuẫn, từ đó mà làm nổi bật tính cách Huấn Cao. 

– Tác giả sử dụng nhiều cách miêu tả nhân vật: khi miêu tả trực tiếp, khi miêu tả gián tiếp, có lúc lại dùng thủ pháp đặc tả; đặc biệt đã miêu tả quá trình phát triển tính cách của nhân vật trong nhà ngục tử tù một cách logic, biện chứng, tự nhiên, làm cho vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ dần và ngày càng tỏa sáng, lên đến đỉnh cao rực rỡ khi Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.

– Thủ pháp tương phản – đối lập được sử dụng rộng rãi và đắc địa đã góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của Huấn Cao và tôn cao nhân vật trong cảnh cho chữ :

+ Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. 

+ Đối lập giữa cái đẹp, cái cao thượng với sự phàm tục, nhơ bẩn.

 + Đối lập giữa tinh thần bất khuất và thái độ cam chịu nô lệ.

+ Đối lập giữa tử tù (thành chủ nhân đàng hoàng, đĩnh đạc) và bọn quản lí nhà ngục (khúm núm, sợ sệt).

– Đặt nhân vật vào không gian và không khí cổ xưa, dùng ngôn ngữ trang trọng và cổ kính để miêu tả nhằm tăng thêm tính chất huyền thoại, uy nghi và vẻ đẹp của con người tài hoa – khí phách Huấn Cao.

ĐỀ 141: Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Đánh giá bài viết