HƯỚNG DẪN. 

Giá trị tư tưởng

Bài thơ Hầu Trời như một thứ tuyên ngôn về nghệ thuật. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nó khẳng định “cái tôi” như một chân lí nghệ thuật. Con người cá nhân trong văn học nước nhà tuy từ trước đã manh nha trong Truyện Kiều, trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Công Trứ. Nhưng nó vẫn nằm trong một khuôn khổ, một thứ kỉ cương. Đến Hầu Trời, những ràng buộc nói trên dường như không còn nữa. Một “cái tôi” phóng túng đại diện cho một nền văn học mới hiện ra báo hiệu một chân trời mới, một bình minh đang đến.

Không chỉ báo hiệu, “cái tôi” ấy còn được khẳng định nữa. Sự khẳng định cao nhất không gì hơn là ở chốn thiên cung. Một kẻ thế nhân trần tục trước nhà Trời được coi như một sứ giả. Ở đó, không còn những khoảng cách, những vị trí, những ranh giới. Nghệ thuật đã lên ngôi. Cái đẹp của sáng tạo ngôn từ đã trở nên chủ thể.

Tuy nhiên, cùng với những dấu hiệu của một “cái tôi” mới mẻ, trong quan niệm của Tản Đà không phải không còn những dấu vết của một quan niệm đã tồn tại có đến hàng ngàn năm. Thế nào là văn “vị đời”, thế nào là “văn chơi” chẳng hạn. Những cách nghĩ chưa kịp đổi mới này còn chưa bắt nhịp được với những câu thơ của Xuân Diệu như: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió – Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Bởi vậy, trong giai đoạn xã hội giao thời, văn học giao thời. Hầu Trời nói riêng và thơ Tản Đà nói chung là một gạch nối của “hai thế kỉ”.

ĐỀ 139: Giá trị tư tưởng của bài thơ Hầu Trời.
Đánh giá bài viết