GỢI Ý LÀM BÀI

1. Dẫn dắt vấn đề

Thiên nhiên vốn gắn bó với con người từ thời tiền sử, trong đó có rừng (cả rừng miền núi và rừng miền biển). Sẽ khó tưởng tượng nổi, khi con người tồn tại trên mặt đất này mà thiếu vắng cây xanh, nhất là cây xanh của rừng! Ngay những vùng sa mạc, con người đã từng có ý thức “trồng cây gây rừng” để đảm bảo sự sống.

2. Vai trò của rừng

– Rừng – cần thiết đối với sự sống vật chất của con người:

+ Theo cách hiểu rộng rãi, cây và rừng mang ý nghĩa rất lớn lao đối với sự phát sinh và phát triển của loài người, không chỉ cần thiết đối với con người mà còn đối với muôn loài trong thế giới tự nhiên cùng tồn tại tạo ra sự hài hoà và từ đó, mới có sự phát triển vững bền của sự sống.

+ Rừng mang lại nhiều lợi ích thiết thực: phương tiện để con người làm vật dụng trú ngụ, nhà ở, phương tiện thuyền bè đi lại,… cân bằng khí hậu để con người hít thở, trao đổi chất… Rừng cung cấp thức ăn cho con người từ thời tiền sử. Những nhu cầu “tối thiểu” của con người như: ăn, ở, mặc… từ nguyên thuỷ chính là nhờ sự che chở của rừng.

+ Rừng đảm bảo cho các hiện tượng, quy luật tự nhiên trở nên cân đối, hài hoà với các yếu tố khác của toàn bộ sự sống trên trái đất, bởi nó liên quan đến vấn đề khí hậu, thời tiết, trao đổi cân bằng sinh thái…

– Rừng – cần thiết đối với đời sống tinh thần của con người:

+ Nhiều nền văn hoá gắn bó với rừng từ thuở khai thiên lập địa. Nó là không gian văn hoá của nhiều tộc người ở Tây Bắc hoặc Tây Nguyên hiện nay (cũng như mọi cánh rừng trên toàn thế giới này).

+ Rừng và thiên nhiên nói chung từng là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của con người ngay từ thuở xa xưa và con người càng cần đến nó như một nhu cầu tinh thần để thanh lọc tâm hồn.

+ Rừng còn được xem như một yếu tố linh thiêng trong đời sống tâm linh của các tộc người (thờ thần rừng, thần núi…). Rừng là nơi gửi gắm niềm tin thiêng liêng và tối thượng của rất nhiều tộc người khi chưa có sự xuất hiện của tôn giáo, triết học…

* Có thể nói, rừng nói riêng và thế giới thiên nhiên nói chung vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người!

3. Hiện trạng rừng bị tàn phá và một vài giải pháp

– Một vài nguyên nhân:

+ Sự phát triển xã hội, kinh tế. Dân số phát triển, nhu cầu cần đến gỗ cây rừng để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày đối với cá nhân cũng như các tổ chức tập thể… là rất lớn, con người cần mở rộng đất đai, không gian sinh tồn, khai thác quá mức cho phép….

+ Nhu cầu tiêu thụ những sản vật từ rừng cũng ngày càng cao, động thực vật, lâm thổ sản… nhằm phục vụ cho đời sống của con người.

+ Sự thay đổi của tự nhiên, khí hậu toàn cầu.

+ Vì lợi ích, một bộ phận, cá nhân… bất chấp luật pháp; bất chấp đạo lí… coi thường cộng đồng. Họ không chỉ chặt phá cây rừng vì nguồn gỗ quý mà còn khai thác khoáng sản, tận diệt thú rừng với nhiều nhu cầu khác nhau.

+ Con người dù có ý thức vẫn cố tình tàn phá rừng hằng ngày, hằng giờ, mặc dù đã rất nhiều tiếng kêu cứu về những cánh rừng bị huỷ diệt trong khoảnh khắc, mặc dù phải mất hàng trăm, hàng ngàn năm mới có được lại cánh rừng như cũ… 

+ Việc thực thi pháp lệnh về rừng, nhiều nơi, nhiều lúc còn buông lỏng, thiếu kiên quyết; thậm chí còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực của bản thân những cơ quan, cá nhân có quyền hạn và trách nhiệm…

– Giải pháp cấp bách:

+ Cần bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên… bằng nhiều biện pháp ngăn chặn những hành động ngang nhiên hoặc lén lút phá hoại rừng.

+ Tăng cường thực thi pháp luật chặt chẽ, giữ nghiêm phép nước, trừng trị nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật.

+ Không ngừng tuyên truyền nâng cao nhận thức về tam quan trọng và ý nghĩa của rừng gắn liền với sự sống còn của con người trong tương lai, vận động thành những phong trào thường xuyên… Đó là trách nhiệm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, nếu không muốn bị lịch sử lên án.

+ Phải trả lại cho thiên nhiên những gì của thiên nhiên, đó là sự song hành tồn tại cân đối và hài hoà trên mặt đất này.

+ Tích cực trồng rừng, có kế hoạch trước mắt và lâu dài…

4. Tổng kết

Đã đến lúc không thể dừng ở lí thuyết, mà cần phải hành động. Cứu rừng như cứu | hoả, cứu rừng như cứu chính sự sống của con người. Phải xem rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung cần được sống như chính sự sống của mỗi con người.

ĐỀ 13: Trước nguy cơ những cánh rừng bị tàn phá nghiêm trọng, anh chị có những suy nghĩ gì?
Đánh giá bài viết