GỢI Ý

Nguyễn Khuyến chọn vần eo – một vần được coi là “vần chết” (khó gieo vần) để phối hợp với các hình ảnh thơ khác trong bài thơ nhằm góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần – phù hợp với tâm trạng tịch mịch và cảnh ngộ đầy u uẩn của tác giả. Soi chiếu vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ và cuộc đời Cờ đang dở cuộc không còn nước của tác giả, ta mới có thể hi vọng hiểu thấu đáo được giá trị của cách gieo vần độc đáo này.

Câu cá mùa thu thể hiện tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước như thế nào?

– Bút pháp tả cảnh ngụ tình của thơ trung đại chi phối bài thơ này. Nên chuyện câu cá đang nói đến trong bài thơ chỉ là cái cớ, đúng hơn là một dụng ý nghệ thuật, để nhà thơ thể hiện cảm hứng thu và tâm trạng của chính mình. Đó là tâm trạng u hoài chứa trong cảnh vật một vẻ hắt hiu, quạnh quẽ. Mặt nước lạnh lẽo như phản chiếu cõi lòng nhà thơ. Cảnh càng thanh vắng, nỗi u hoài càng được bộc lộ sâu sắc. Nhà thơ đang suy ngẫm về cuộc đời, thời cuộc, về hiện tình đất nước, về sự bất lực của bản thân chăng? Ông không muốn nói trực tiếp nhưng ta có thể cảm nhận điều ấy từ toàn bộ giọng điệu, hình ảnh bài thơ và từ chính cuộc đời tác gia. Những Câu cá mùa thu không phải chi cốt nói tâm trạng (Thi dĩ ngôn chí). Vẻ đẹp mùa thu quê hương đã thấm đẫm trên từng câu chữ bài thơ chính là tình yêu sâu nặng của ông lối với thiên nhiên tạo vật, đối với cảnh sắc quê nhà mà dẫu có buồn đến mấy ông cũng không thể lãng quên. Bài thơ cho ta thấy rất rõ vẻ đẹp tâm hồn của một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương, biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của thiên nhiên, biết hướng về sự thanh sạch và trách nhiệm đối với non nước, cuộc đời.

ĐỀ 105: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
Đánh giá bài viết